Làm việc nhiều làm tăng nguy cơ bị đột quỵ

Những người nghiện công việc sẽ phải nghĩ lại sau khi một nghiên cứu mới đây cho thấy làm việc hơn 55 tiếng một tuần có thể làm tăng 33% nguy cơ bị đột quỵ.

Nghiên cứu cũng cho thấy người làm việc nhiều cũng có nguy cơ bị bệnh tim mạch vành cao hơn. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí The Lancet là nghiên cứu mới nhất chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian làm việc và sức khỏe tim mạch. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh, bệnh tim mạch vành và đột quỵt hiện xếp thứ nhất và thứ năm trong số mười nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Mỹ. Đây không phải là lần đầu tiên ảnh hưởng của thời gian làm việc được nghiên cứu. Năm ngoái, tạp chí Tin tức Y học Ngày nay có công bố nghiên cứu cho thấy người làm việc từ 61-70 tiếng một tuần có nguy cơ bị bệnh tim mạch vành cao hơn 42% so với những người làm việc ít hơn 40 tiếng một tuần. Theo một khảo sát được tiến hành hồi năm ngoái, thời gian làm việc trong tuần trung bình ở Mỹ vượt quá mức truyền thống 40 tiếng được chính phủ quy định. Thay vào đó, nhân viên làm việc toàn thời gian thường làm việc trung bình 47 tiếng một tuần, gần như thêm một ngày làm việc nữa nếu tính một ngày làm việc 8 tiếng từ thứ hai đến thứ sáu. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học University College London, Anh đã tiến hành rà soát và phân tích có hệ thống các nghiên cứu ở Châu Âu, Úc và Mỹ để tìm hiểu về vấn đề này.
Làm việc nhiều làm tăng nguy cơ bị đột quỵ
 
Nguy cơ đột quỵ tăng theo thời gian làm việc Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 25 nghiên cứu, bao gồm hơn 600.000 đàn ông và phụ nữ từ ba quốc gia được theo dõi trong thời gian trung bình là 8,5 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy người làm việc hơn 55 tiếng một tuần có nguy cơ bị bệnh tim mạch vành cao hơn 13%. Con số này vẫn giữ nguyên sau khi các nhà nghiên cứu tính toán cả các yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, giới tính và địa vị kinh tế xã hội. Nguy cơ đột quỵ cũng cao hơn nhều ở người làm việc quá sức. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 17 nghiên cứu, bao gồm 500,000 đàn ông và phụ nữ được theo dõi trong thời gian trung bình là 7,2 năm. Kết quả cho thấy nguy cơ đột quỵ cao hơn 1,3 lần hay 33% ở người làm việc hơn 55 tiếng một tuần. Thú vị là các nhà nghiên cứu phát hiện thấy nguy cơ đột quỵ tỷ lệ thuận với thời gian làm việc. Những người làm việc từ 41-48 tiếng một tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn 10% trong khi những người làm việc từ 49-54 tiếng một tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn gần ba lần, tức ở mức 27%. Nguy cơ này vẫn giữ nguyên sau khi tính toán cả cả các yếu tố khác như hút thuốc, uống rượu bia và hoạt động thể chất. Các yếu tố nguy cơ cho tim mạch thường thấy như cao huyết áp và lượng cholesterol cao cũng được đưa vào tính toán nhưng nguy cơ này vẫn giữ nguyên. Một nghiên cứu tiên phong Giáo sư Mika Kivimäki thuộc Đại học University College London tin rằng các phát hiện này là quan trọng:  “Nguồn nghiên cứu có sẵn về đề tài này cho phép chúng ta xác định mối tương quan giữa thời gian làm việc và nguy cơ mắc bệnh tim mạch với độ chính xác cao hơn so với trước đây. Các chuyên gia y tế cần nhận thức rằng thời gian làm việc dài có liên quan đến nguy cơ đột quỵ tăng cao đáng kể và có lẽ cả bệnh tim mạch vành.” Trong một bình luận về nghiên cứu, tiến sĩ Urban Janlert thuộc Đại học Umeå, Thụy Điển đã miêu tả nghiên cứu này là mang tính “tiên phong”. Ông nói: “Cho đến nay, nghiên cứu của Kivimäki và các đồng nghiệp đã vạch rõ mối liên hệ nguyên nhân-hệ quả giữa thời gian làm việc dài và bệnh tim mạch, cụ thể là đột quỵ.” Giáo sư Kivimäki hy vọng rằng phát hiện mới sẽ giúp các chuyên gia y tế đóng vai trò chủ động hơn khi tư vấn cho các bệnh nhân đang làm việc quá sức. 

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan