Kiêng ăn thịt có làm giảm nguy cơ ung thư thận?

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Ung thư chế độ ăn nhiều thịt có thể kết hợp với các yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận.

Tỷ lệ ung thư tế bào thận, dạng ung thư thận phổ biến nhất ở người trưởng thành đang tăng lên ở Mỹ và các nước phát triển khác. Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra liên hệ giữa lượng thịt tiêu thụ với nguy cơ ung thư tế bào thận tăng cao. Cơ chế đằng sau mối liên hệ này vẫn chưa rõ ràng, nhưng nấu thịt ở nhiệt độ cao, đặc biệt là nướng hoặc rán thịt, được cho là gây ra sự hình thành và hấp thụ các hợp chất gây ung thư. Thận đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa xenobiotic, là các chất bình thường không có trong cơ thể như thuốc, thuốc trừ sâu hoặc chất gây ung thư và do đó thận tiếp xúc nhiều hơn với các chất gây ung thư so với các cơ quan khác của cơ thể. Thịt nấu ở nhiệt độ cao tạo ra các chất gây ung thư
Kiêng ăn thịt có làm giảm nguy cơ ung thư thận?
 
Một nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Xifeng Wu đứng đầu ở Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc đại học Texas, Houstan cho rằng các yếu tố liên quan đến lối sống phương tây như chế độ ăn giàu thịt, thực phẩm chế biến sẵn và tinh bột có thể tác động đáng kể lên sự phát triển của ung thư tế bào thận. Họ đã nghiên cứu tác động của các yếu tố di truyền và lượng hấp thụ các chất gây đột biến khi nấu thịt như MeIQx, PhIP đối với nguy cơ ung thư tế bào thận. Một nghiên cứu đã được tiến hành với 659 người bệnh mới được chẩn đoán ung thư tế bào thận và 699 người không mắc bệnh. So với những người không bị ung thư, bệnh nhân ung thư thận tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt trắng hơn. Họ cũng tiêu thụ nhiều chất hóa học gây ung thư hơn, tạo ra trong quá trình nấu thịt ở nhiệt độ cao hoặc nướng trực tiếp trên lửa, đặc biệt là rán hoặc nướng. Người bị ung thư tế bào thận cũng được thấy là tiêu thụ năng lượng hàng ngày cao hơn và tiêu thụ rau quả ít hơn. Hấp thụ MelQx dường như làm tăng nguy cơ ung thư tế bào thận gần gấp đôi và hấp thụ PhIP làm tăng nguy cơ này lên 54%. Điều này cho thấy ăn thịt nấu ở nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ ung thư tế bào thận thông qua các cơ chế liên quan đến chất gây đột biến trong khi nấu. Mối tương tác đáng chú ý giữa PhIP và ít nhất một đặc điểm di truyền cho thấy các cá nhân có những biến thể di truyền nhất định dễ tổn thương hơn trước các tác động có hại của những hóa chất gây ung thư này. Hạn chế của nghiên cứu hiện tại là khả năng trùng hợp với các yếu tố nguy cơ khác và khó khăn trong việc tách biệt tác động của các hợp chất gây đột biến do tương tác phức tạp của các thành phần và dinh dưỡng đơn lẻ trong thực phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy giảm tiêu thụ thịt, đặc biệt khi nấu ở nhiệt độ cao hoặc trực tiếp trên lửa có thể đóng vai trò làm biện pháp can thiệp với sức khỏe cộng đồng đề giảm nguy cơ phát triển ung thư tế bào thận. Ngoài ra, xét nghiệm di truyền có thể giúp nhận diện các cá nhân có nguy cơ đặc biệt cao. Thông tin thêm trong bài viết: 5 dấu hiệu ung thư thận 

- 28-05-2018 -