Khi nào nhiệt độ cơ thể bé ở ngưỡng nguy hiểm?

Thân nhiệt tăng quá cao hoặc hạ xuống quá thấp đều gây nguy hiểm cho trẻ.

Những trẻ khỏe mạnh thường chỉ có nhiệt độ cơ thể bất thường khi phải chống lại nhiều loại bệnh tật hoặc tình trạng nhiễm trùng khác nhau. Trong đa số các trường hợp, ngưỡng nhiệt độ này chỉ là tạm thời và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy vậy, trong một số trường hợp, trẻ sẽ có mức nghiệt độ quá cao hoặc quá thấp và sẽ cần được đưa đi khám bác sỹ.

Cặp nhiệt độ

Để kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ, Mayo Clinic khuyến nghị nên sử dụng cặp nhiệt độ điện tử thay vì sử dụng cặp nhiệt độ thủy ngân truyền thống vì loại cặp nhiệt độ truyền thống này rất dễ vỡ và sẽ khiến bé phải tiếp xúc với hơi thủy ngân, rất nguy hiểm. Bạn cũng sẽ thu được kết quả nhiệt độ cơ thể trẻ chính xác nhất bằng việc đo nhiệt độ ở trực tràng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đo nhiệt độ ở tai cho trẻ, nếu trẻ đủ lớn. Trong một số trường hợp, nếu trẻ có ống tai nhỏ hoặc có ráy tai, thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo. Cho dù bạn dùng loại cặp nhiệt độ nào, thì quan trọng nhất vẫn là việc cặp nhiệt độ và đọc kết quả đúng như hướng dẫn sử dụng.

Nhiệt độ bình thường

Nếu bạn đo nhiệt độ ở miệng trẻ, thì nhiệt độ bình thường nên là 37 độ C, theo Viện Bác sỹ gia đình Hoa Kỳ (AAFP). Nhiệt độ đo tại miệng trẻ trên 37.5 độ được coi là sốt nhẹ.  Nếu bạn đo nhiệt đô ở trực tràng, thì nhiệt độ bình thường của trẻ nên là 37.5 độ C. Nhiệt độ trực tràng trên 38 độ được coi là sốt.

Khi nào nhiệt độ cơ thể bé ở ngưỡng nguy hiểm?

Thân nhiệt tăng cao

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, bạn nên gọi cho bác sỹ hoặc đưa trẻ đi khám nếu nhiệt độ trực tràng của trẻ cao hơn 38 độ C. Vì trẻ ở độ tuổi này có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe rất nhanh, nên bạn vẫn nên liên lạc với bác sỹ kể cả trong trường hợp trẻ có vẻ như vẫn ổn.

Nếu trẻ trong độ tuổi từ 3-6 tháng tuổi, hãy liên lạc với bác sỹ nếu thân nhiệt của trẻ đạt từ 38.3 độ C trở lên.

Nếu trẻ lớn trên 6 tháng, hãy theo dõi trẻ chặt chẽ nếu thân nhiệt của trẻ nằm trong khoảng 38.9 đến 39.4 độ C. Gọi cho bác sỹ nếu ngưỡng nhiệt độ này kéo dài trên 2 ngày hoặc nhiệt độ của trẻ có xu hướng tăng cao hơn. Nếu trẻ trên 6 tháng và sốt cao trên 39.5 độ, bạn nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức.

Hạ thân nhiệt

Trong một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải tình trạng hạ thân nhiệt – một tình trạng được đặc trưng bởi việc thân nhiệt hạ thấp dưới 35 độ C. Hạ thân nhiệt là một tình trạng cấp cứu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy tim và suy hô hấp, thậm chí là tử vong. Trẻ sơ sinh có nguy cơ rất cao rơi vào tình trạng hạ thân nhiệt và bạn nên giúp trẻ tránh khỏi tình trạng này bằng cách mặc đủ ấm cho trẻ khi tham gia các hoạt động ngoài trời vào mùa đông. Nếu trẻ bị hạ thân nhiệt, bạn cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Khi nào nhiệt độ cơ thể bé ở ngưỡng nguy hiểm?

Cân nhắc

Một cơn sốt không phải là chỉ số đáng tin cậy để đánh giá tình trạng thức khỏe của trẻ. Trong một số trường hợp, nhiễm virus như virus cảm lạnh có thể khiến thân nhiệt của trẻ tăng lên rất cao nhưng thực ra lại không gây ra nguy hiểm gì nhiều.

Trong một số trường hợp khác, trẻ có thể bị nhiễm trùng rất nghiêm trọng nhưng lại không bị tăng thân nhiệt hay lại bị giảm thân nhiệt.

Trẻ sơ sinh lại là đối tượng đặc biệt rất dễ mắc phải những loại nhiễm trùng này. Do vậy, ngoài quan tâm đến thân nhiệt, bạn cũng nên chú ý tới các triệu chứng khác đi kèm, ví dụ sưng họng, buồn nôn, nôn mửa, đau tai, không có nước mắt, nước tiểu ... để có thể đánh giá được toàn diện tình trạng sức khỏe của trẻ.

- 28-05-2018 -