Hội chứng chạm khớp háng

Hội chứng chạm khớp háng có thể gặp ở tất cả mọi người (trẻ em, người trưởng thành và người có tuổi), làm tổn thương bề mặt sụn bảo vệ xương, lâu ngày làm hư khớp háng, nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến thay toàn bộ khớp háng.

Hội chứng chạm khớp háng là gì?

Khớp háng là khớp duy nhất có cấu trúc đặc biệt, cũng như có vai trò quan trọng trong việc chạy nhảy và chơi thể thao. 

Khớp háng là khớp nằm sâu trong cơ thể cho nên việc chẩn đoán bệnh rất khó khăn và thường xuyên bỏ sót bệnh, nếu không được phát hiện sớm sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.


Nội soi khớp háng. (Ảnh minh họa)

Hội chứng chạm khớp háng có thể gặp ở tất cả mọi người (trẻ em, người trưởng thành và người có tuổi), làm tổn thương bề mặt sụn bảo vệ xương, ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu của khớp háng, lâu ngày làm hư khớp háng, nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến thay toàn bộ khớp háng.

Nguyên nhân gây hội chứng chạm khớp háng

Chấn thương: hoạt động và chấn thương hằng ngày vùng khớp háng có thể gây nên hội chứng chạm khớp háng: bong đá, tennis, nhảy cao, nhảy xa... té chấn thương.

Bất thường về cấu trúc giải phẫu khớp háng: Perthes disease, bệnh sụn tiếp hợp, hoại tử chỏm xương đùi.

Có 3 dạng hội chứng chạm khớp háng.

  • Chạm chỏm xương đùi: do chỏm xương đùi không được tròn như hình dạng giải phẫu, dẫn đến tổn thương lớp sụn vùng ổ cối.
  • Chạm vùng ổ cối: do mái che ổ cối phủ quá mức chỏm xương đùi, khi gấp háng gây nên chạm vào chỏm xương đùi, kết quả làm tổn thương sụn và sụn viền khớp háng.
  • Hội chứng chạm kết hợp cả hai.

Triệu chứng hội chứng chạm khớp háng

Giai đoạn sớm: có thể không có triệu chứng lâm sàng.

Giai đoạn nhẹ và nặng: có thể có các triệu chứng sau:

  • Cứng đùi và háng
  • Có thể không gấp háng quá 90 độ
  • Đau vùng háng, đau khi gấp, đau sau chạy nhảy, sau ngồi xuống đứng lên...
  • Đau có thể lan ở vùng lưng thấp, có thể khi nghỉ ngơi, có thể đau khi hoạt động...

Nếu xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi Video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp trên Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị hội chứng chạm khớp háng. 

Chẩn đoán hội chứng chạm khớp háng

  • X-quang: 2 tư thế của khớp háng, cho cái nhìn tổng quát về khớp háng, có thể phát hiện hội chứng chạm khớp háng.
  • CT-Scan: xem được chi tiết của 3 mặt phẳng khớp háng.
  • MRI: đánh giá hội chứng chạm khớp háng, và đánh giá những tổn thương khác kèm theo (tổn thương mô mềm, tổn thương sụn viền ổ cối, sạn khớp...)

Kết quả chụp MRI khớp háng. (Ảnh minh họa)

Điều trị hội chứng chạm khớp háng

Điều trị bảo tồn

Kháng viêm, giảm đau, sinh tố, vật lý trị liệu, tiêm thuốc vào khớp háng.

Phẫu thuật

Đến sớm: nội soi tạo hình xương vùng cổ và chỏm xương đùi, tạo hình mái ổ cối.

Đến muộn: tổn thương nặng vùng khớp, có thể thay khớp háng. 

Mổ nội soi khớp háng. (Ảnh minh họa)

Tập vật lý trị liệu sau mổ nội soi khớp háng

Theo Dr David Hergan:

Giai đoạn 1 (0 - 7 ngày)

  • Đi 2 nạng chạm 1 phần chân mổ.
  • Chườm lạnh, kê cao chân.
  • Tập cổ bàn chân, di chuyên gót chân qua lại.
  • Gập duỗi khớp háng có trợ giúp nhẹ nhàng. 
  • Tập gồng cơ mông.
  • Cắt chỉ sau mổ 7 ngày.

Giai đoạn 2 (2 - 6 tuần)

  • Tiếp tục tập các bài tập trên.
  • Bỏ bớt nạng 2-1-0 nạng.
  • Tập gấp háng 90 độ, duỗi háng tối đa.
  • Tập dạng khép háng, tập mạnh cơ.
  • Day sẹo sau mổ.
  • Tập mạnh cơ tứ đầu đùi, cơ đùi sau, cẳng chân, cổ chân.

Giai đoạn 3 (6 - 12 tuần)

  • Tiếp tục các bài tập như trên.
  • Tập tầm vận động khớp háng tối đa.
  • Tập mạnh cơ.

Giai đoạn 4 (3 - 6 tháng)

Tiếp tục tập mạnh cơ.

Tập lại với môn thể thao mình thích, quay lại thi đấu.

BS.CK1 Võ Anh Quân
Khoa Y học thể thao - Bệnh viện Nhân Dân 115

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan