Gifographic: Cách đo huyết áp cho người mới bắt đầu

Điều quan trọng đầu tiên trong công cuộc bảo vệ sức khỏe tổng thể và chăm sóc trái tim là nắm bắt được huyết áp của bản thân thông qua đo huyết áp thường xuyên.

Cách đo huyết áp cho người mới bắt đầu

Gifographic: Cách đo huyết áp cho người mới bắt đầu
Tìm hiểu ngay cách đo huyết áp chuẩn nhất

Theo BS. Hoàng Sầm - Viện Y học Bản địa Việt Nam, muốn đo huyết áp đúng người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

Các chỉ số: Huyết áp thường được đo bằng các dụng cụ đo huyết áp chuyên dụng, như máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp cơ… và được xác định bằng hai chỉ số. Chỉ số đầu tiên là huyết áp tâm thu (áp suất của máu lên động mạch khi cơ tim co lại), chỉ số còn lại là huyết áp tâm trương (áp suất trong động mạch khi máu trở về tim và xảy ra giữa các lần cơ tim co bóp).

Căn cứ vào bảng dưới đây để xác định huyết áp đang ở trạng thái nào:

Gifographic: Cách đo huyết áp cho người mới bắt đầu
Vị trí đo: Với máy đo điện tử có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay (sensor) phải nằm ngang mực tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim. Do đó, đo huyết áp ở cổ tay dễ sai lệch hơn đo ở bắp tay vì người đo khó giữ cánh tay cố định ở một vị trí.

Tìm hiểu thêm cách đo huyết áp chuẩn nhất trong gifographic dưới đây:

Gifographic: Cách đo huyết áp cho người mới bắt đầu
Tư thế đo: Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước đó nên thư giãn 5 phút. Không đo huyết áp ngay sau khi chạy nhanh, leo cầu thang (trừ khi thầy thuốc cần đo lúc gắng sức), vừa mới ăn no, quá đói, quá mệt… vì huyết áp khi đó cao hay thấp hơn con số trung thực. Trong khi đo, bệnh nhân không nên hoạt động vì có thể dẫn đến sai lệch kết quả.

Lưu ý:Theo dõi huyết áp tại nhà không thay thế được việc đi khám bệnh, do đó không nên tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn khi thấy huyết áp ổn định trong một thời gian dài. Nếu huyết áp được kiểm soát tốt, bệnh nhân có thể đi khám ít lần hơn.

Những người đã mắc bệnh tăng huyết áp cần phải trị bệnh sớm để huyết áp được ổn định. Nếu phát hiện bệnh quá muộn, chậm trễ trong điều trị, cũng không nên quá lo lắng. Trong trường hợp này nên dùng thuốc hạ huyết áp để huyết áp giảm đến mức cho phép, tránh gây tổn hại cơ quan nội tạng.

Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh nên thiết lập đổi lối sống lành mạnh: Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, muối, chất kích thích; Tích cực tham gia các hoạt động thể chất; Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ; Sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ ổn định huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Sơn tra…

- 28-05-2018 -