Giải Nobel Y học 2016 đã mở ra cơ hội chữa trị bệnh ung thư và Parkinson

Giải Nobel Y học năm 2016 về Y học được trao cho khám phá liên quan đến cơ chế “tự thực” - Nếu cơ chế thực của cơ thể không hoạt động, bạn có nguy cơ mắc phải chứng Parkinson và ung thư?
Giải Nobel đầu tiên của năm 2016 - về Y học và/hay Sinh lý học được trao cho nhà khoa học người Nhật, ông Yoshinori Ohsumi với những khám phá quan trọng về cơ chế Tự thực (Autophagy).

Yoshinori Ohsumi đạt giải Nobel Y học 2016 về cơ chế "tự thực"
Ông Yoshinori Ohsumi tham dự buổi họp báo vào ngày 03/10/2016 tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Ken Ishii/Getty Images)

NGAY TRONG CƠ THỂ CHÚNG TA, CÁC TẾ BÀO TỰ ĂN LẪN NHAU!
Giải Nobel Y học và Sinh lý của năm nay đã được trao tặng cho một khám phá liên quan đến cơ chế tự thực (autophagy). Khám phá chỉ ra rằng chúng ta hãy kiên nhẫn … cơ thể của chúng ta, tự thân chúng có thể 'tự ăn' chính mình.  Tự thực được mô tả từ những năm đầu thập niên 90 bởi nhà sinh học người Nhật, ông Yoshinori Ohsumi, về quá trình các tế bào có thể tự tái tạo lại các tế bào bất thường hay bị bệnh, hoặc thậm chí chỉ những phần nhỏ đã bị già cỗi thành những tế bào mới với đầy đủ mọi chức năng hoàn chỉnh.
Tự thực là một cơ chế mang tính sống còn đối với sức khỏe của chúng ta. Các tế bào trong cơ thể vẫn thường xuyên bị “hư hỏng” bởi vết thương, nhiễm trùng hay lão hóa. Nếu không có quá trình tái chế sinh học tự nhiên, cơ thể sẽ nhanh chóng bị xáo trộn bởi sự di chuyển và kết hợp bừa bãi của chúng (tế bào di căn). Những bệnh như Parkinson và một số loại bệnh ung thư có nguyên nhân bắt nguồn từ chính sự bất thường trong cơ chế tự thực. Mặt khác, đó cũng là cơ chế tự sinh tồn của con người, cho phép cơ thể tự tạo ra năng lượng cho chính mình.

Giải Nobel Y học 2016 trao cho nhà khoa học người Nhật Ohsumi
Ông Yoshinori Ohsumi (Ảnh: Tokyo Institute of Technology)

Mặc dù trước đó, các nhà Sinh vật học đã biết rằng các tế bào có thể tự “tái chế”. Nhưng những công trình của ông Ohsumi vào những năm 90 - từ khi ông còn là một nghiên cứu sinh trẻ tuổi ở trường Đại học Tokyo - đã chỉ ra rằng, chính gen và hệ thống trao đổi chất đã kích hoạt cơ chế tự thực. Sự tiên phong của ông Ohsumi đã mở ra một nhánh nghiên cứu mới trong lĩnh vực Sinh vật học về việc cơ thể chúng ta đã thành công (hoặc thất bại) trong công tác tự tái tạo năng lượng để duy trì sức khỏe như thế nào.
Ngoài Giải thưởng quốc tế, ông Ohsumi cũng được tổ chức Karolinksa của Thụy Điển tặng thưởng thêm hiện kim tương đương gần một triệu đô la Mỹ cho những khám phá của mình vào ngày mùng 3 tháng 10 năm 2016.

(Theo tạp chí khoa học & kỹ thuật Wired của Mỹ, phiên dịch và biên tập bởi Wellcare Việt Nam)

- 28-05-2018 -