Ghép giác mạc - Giải pháp mang lại ánh sáng cho người mù

Ghép giác mạc là thủ tục phẫu thuật để thay thế một phần giác mạc của người bệnh bằng mô giác mạc từ người hiến tặng. Điều kiện để nhận giác mạc là bệnh nhân bị hỏng giác mạc và cận tuổi với người hiến tặng. Giác mạc có thể thu nhận khi người hiến tặng đã qua đời, trong khoảng từ 6 - 8 tiếng sau khi dừng thở. Bất cứ ai cũng có thể hiến tặng được giác mạc sau khi qua đời, không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính. Đặc biệt, người được ghép giác mạc cũng có thể hiến tặng lại khi qua đời. Giác mạc sau khi lấy có thể bảo quản trong vòng 14 ngày. Tuy nhiên, thời gian ghép càng sớm càng tốt.

Phẫu thuật ghép giác mạc là thay thế một phần hoặc toàn bộ chiều dày của giác mạc bị mờ đục bằng giác mạc lành, mang lại độ trong suốt của giác mạc cho mắt bị bệnh và phục hồi thị lực. Phẫu thuật ghép giác mạc được chỉ định khi người bệnh bị đục giác mạc nhưng mắt còn nhận biết được ánh sáng.

Phẫu thuật ghép giác mạc. (Ảnh minh họa)

Những ngày gần đây, các trang báo đồng loạt đưa tin về nghĩa cử cao đẹp của thiên thần nhỏ Nguyễn Hải An (7 tuổi, sống ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) và gia đình. Trước khi mất do căn bệnh u thần kinh đệm cầu não, cô bé đã hiến giác mạc để trao tặng ánh sáng cho những người cần nó hơn em. Trong vòng 4 ngày sau đó, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và thực hiện phẫu thuật ghép thành công giác mạc của Hải An cho hai bệnh nhân. Cụ thể, đó là cụ bà 73 tuổi bị sẹo giác mạc và một người đàn ông 42 tuổi bị đục giác mạc di truyền.

 Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng (Giám đốc Ngân hàng mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương), ghép giác mạc là thủ tục phẫu thuật để thay thế một phần giác mạc của người bệnh bằng mô giác mạc từ người hiến tặng.

Điều kiện để nhận giác mạc là bệnh nhân bị hỏng giác mạc và cận tuổi với người hiến tặng. Giác mạc có thể thu nhận khi người hiến tặng đã qua đời, trong khoảng từ 6 - 8 tiếng sau khi dừng thở. Bất cứ ai cũng có thể hiến tặng được giác mạc sau khi qua đời, không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính. Đặc biệt, người được ghép giác mạc cũng có thể hiến tặng lại khi qua đời. Giác mạc sau khi lấy có thể bảo quản trong vòng 14 ngày. Tuy nhiên, thời gian ghép càng sớm càng tốt.

Các đối tượng chỉ định ghép giác mạc

Cấy ghép giác mạc có thể khôi phục lại thị lực, giảm đau và cải thiện sự xuất hiện của một giác mạc bị tổn thương hoặc bị bệnh.

Ghép giác mạc chỉ thực hiện được khi giác mạc bị đục nhưng các bộ phận khác của mắt đều hoạt động bình thường.

Khi tổn thương giác mạc không có khả năng điều trị nội khoa (bằng thuốc) thì có thể chỉ định thực hiện ghép giác mạc.

Ghép giác mạc được chia làm 3 nhóm chỉ định:

  • Ghép giác mạc điều trị: khắc phục một phần hoặc toàn bộ sự tiến triển của bệnh, khôi phục giác mạc bị tổn thương. Ghép giác mạc điều trị được chỉ định trong trường hợp: Loét giác mạc với nguy cơ lây lan sang những vùng mô khoẻ mạnh, viêm giác mạc dinh dưỡng thần kinh, u giác mạc, loạn dưỡng giác mạc nghiêm trọng, rò rỉ và thủng giác mạc, teo giác mạc mạnh, áp-xe trong giác mạc và chứng nhuyễn giác mạc...
  • Ghép giác mạc quang học: được thực hiện khi giác mạc bị sẹo đục gây giảm thị lực, loạn dưỡng giác mạc, giác mạc hình nón… nhằm khôi phục hoặc làm tăng độ trong của giác mạc và nâng cao chức năng thị giác.
  • Ghép giác mạc thẩm mỹ: khi mắt mất chức năng nhung giác mạc bị sẹo, đục, giãn giác mạc bẩm sinh, các sẹo giác mạc sau chấn thương… gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ,  người ta tiến hành ghép giác mạc để làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho con mắt.

Tiến trình ghép giác mạc

Trước khi phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật ghép giác mạc, bạn sẽ trải qua:

  • Khám mắt toàn diện. Bác sĩ mắt sẽ xác định các tình trạng có thể gây ra các biến chứng sau khi giải phẫu.
  • Các phép đo mắt của bạn. Bác sĩ mắt xác định giác mạc mà bạn cần.
  • Kiểm tra tất cả các loại thuốc và chất bổ sung bạn đang dùng. Bạn có thể cần ngừng sử dụng thuốc hoặc chất bổ sung nào đó trước hoặc sau khi ghép giác mạc.
  • Điều trị các bệnh lý của mắt khác. Các vấn đề về mắt không liên quan như nhiễm trùng hoặc viêm... có thể làm giảm cơ hội ghép giác mạc thành công. Bác sĩ mắt sẽ kiểm tra và điều trị những vấn đề này trước khi giải phẫu.
  • Bác sĩ sẽ thảo luận về những mong đợi và giải thích các nguy cơ có thể xảy ra của phẫu thuật ghép giác mạc.

Trong khi phẫu thuật ghép giác mạc

Vào ngày cấy ghép giác mạc, bạn sẽ được bác sĩ cho thuốc an thần và gây tê tại vị trí phẫu thuật.
Giác mạc của người hiến tặng được cắt cho phù hợp và được đặt trong lỗ mở. Bác sĩ phẫu thuật thực hiện ghép giác mạc, sau đó sử dụng một sợi nhỏ để khâu giác mạc mới vào vị trí. Các mũi khâu có thể được gỡ bỏ trong những lần tái khám sau phẫu thuật.
Trong một số trường hợp, nếu không đủ điều kiện để cấy ghép từ giác mạc từ người hiến tặng, bác sĩ có thể chèn một giác mạc nhân tạo (keratoprosthesis) nhưng đây chỉ là phương pháp tạm thời.

Sau khi phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật ghép giác mạc hoàn thành, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống đều đặn theo chỉ định của bác sĩ nhằm kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, sưng và đau trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
    Mang một miếng vá mắt để bảo vệ mắt.
  • Bảo vệ mắt khỏi chấn thương.
  • Tái khám định kỳ: khám mắt thường xuyên nhằm phát hiện các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.

Biến chứng của kỹ thuật ghép giác mạc

Phẫu thuật cấy ghép giác mạc là một thủ thuật tương đối an toàn. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng mắt
  • Xuất huyết nặng gây mất thị lực
  • Tăng nguy cơ tắc nghẽn của ống kính mắt (đục thủy tinh thể)
  • Áp suất tăng trong nhãn cầu (tăng nhãn áp)
  • Từ chối giác mạc của người hiến tặng
  • Bong võng mạc
  • Sưng giác mạc...

Dấu hiệu thải ghép giác mạc

Thải ghép xuất hiện khi các kháng thể bắt đầu xâm nhập vào giác mạc, làm tăng độ mờ trong giác mạc. Tình trạng này khiến bạn cảm thấy nặng và đau trong mắt, dần dần có thể dẫn đến mù lòa

Dấu hiệu của thải ghép giác mạc:

  • Đau mắt
  • Đỏ mắt
  • Thị lực mờ
  • Khó chịu hoặc nặng mắt.

Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào nêu trên, cần thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Không nên đợi đến khi các triệu chứng trở nên trầm trọng có thể làm hỏng mắt.

Wellcare tổng hợp

- 28-05-2018 -