Đau khớp trong mùa lạnh phải làm sao?

Mùa lạnh nhất là ở Miền Bắc của nước ta thường kèm theo mưa phùn và độ ẩm thấp đó là điều kiện thuận lợi cho các bệnh xương khớp phát triển, biểu hiện thường thấy nhất là các dấu hiệu đau ở các khớp gối, cảm giác tê mỏi khó chịu ở các khớp ngón tay, ngón chân. Vậy phải làm gì để sống chung cùng nó trong mùa đông này?

Đau khớp trong mùa lạnh phải làm sao?
Ai là người dễ mắc bệnh ?

Khi thời tiết trở lạnh cũng là lúc các khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau, đó là lúc bạn bị thấp khớp. Đây là triệu chứng khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp, nhất là về sáng sớm, khi người bệnh bất động một thời gian dài, hoặc trời trở lạnh.

Nên tập luyện hợp lý để cải thiện chức năng của khớp: Hầu hết những người bệnh thấp khớp đều có liên quan chặt chẽ với tuổi tác. Người già dễ bị khớp hơn. Ở tuổi 45-55 thì tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ ngang nhau, còn sau 55 tuổi thì tỷ lệ ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới. Các nghiên cứu cho thấy béo phì có liên quan nhiều đến bệnh viêm khớp. Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ béo phì cao gấp 5 lần so với những phụ nữ bình thường.

Những người có phần eo nhiều mỡ dễ bị viêm khớp hông và khớp đầu gối, còn phần hông và đùi nhiều mỡ thì ít khi bị viêm khớp. Người phương Tây có tỷ lệ viêm khớp xương hông rất cao, còn người phương Đông thì tỷ lệ viêm khớp đầu gối nhiều hơn.

Một số người làm những công việc đặc biệt cũng dễ bị bệnh viêm khớp xương như công nhân mỏ, hái bông, những người lao động nặng, vận động viên, diễn viên múa… vì xương sụn trong khớp luôn bị đè nặng nên bị mài mòn và bị thương.

Phòng và trị bệnh như thế nào?

Thời tiết lạnh làm cho độ kết dính niêm dịch của khớp tăng lên, tăng thêm trở ngại cho các hoạt động của khớp, khiến người bệnh viêm khớp thấy đau nhức các khớp. Người bệnh nên nghe tin dự báo thời tiết sắp chuyển lạnh để tăng cường giữ ấm cơ thể, tránh lao động quá sức…

Lúc này, để giảm đau cần giảm hoạt động và áp lực cho khớp như dùng gậy chống, vịn tay, mang găng hay miếng dán ở các khớp xương; với người thừa cân thì cần giảm cân.

Người bị viêm khớp dạng phong thấp rất cần sự trợ giúp của người nhà, không nên vì điều trị khó khăn mà mất đi lòng tin. Thực tế, chỉ cần chú ý một số chi tiết nhỏ là có thể khống chế được bệnh tình. Khi bệnh phát tác cấp tính thì cần nghỉ ngơi điều độ, giảm bớt hoạt động. Khi bệnh tạm lui thì nên tập luyện giúp duy trì chức năng các khớp.

Người bị viêm khớp khi ăn uống cần phải chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D; đồng thời ăn nhiều thực phẩm hàm chứa can-xi như sữa, chế phẩm từ đậu, tránh ăn các thực phẩm kích thích, đông lạnh. Nếu trong khi uống thuốc bị phù thũng và huyết áp cao thì nên hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể.

Còn có một số thực phẩm kỵ với người mắc bệnh viêm khớp dạng phong thấp bởi vì những thực phẩm này sẽ sinh ra các chất có thể làm tăng gánh nặng cho khớp, trong đó bao gồm các thực phẩm chất béo cao, hải sản (ví dụ như hải sâm, tảo biển, cá biển, tôm biển…) và các sản phẩm quá chua, quá mặn (ví dụ như lạc, rượu trắng, các loại rau củ muối, trứng muối, cá muối vv).

Ngoài ra, có thể tập luyện hợp lý để cải thiện chức năng của khớp, hoặc có thể mát-xa, dùng phương pháp trị liệu hoặc uống thuốc để giảm nhẹ triệu chứng đau nhức.

- 28-05-2018 -