Khớp vai có biên độ hoạt động lớn nhất trong các khớp của cơ thể. Cứng khớp vai là bệnh hay gặp, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Sau đây là một số điểm lưu ý về phòng chống bệnh này.

là trình trạng đau, cứng và hạn chế vận động khớp vai. Nó có thể xảy ra sau chấn thương, quá tải hoặc do một số bệnh như tiểu đường hoặc đột quỵ. Những mô xung quanh khớp bị cứng, tạo sẹo và cử động khớp trở nên khó khăn, gây đau. Tình trạng này diễn biến chậm, sau đó biến mất từ từ trong khoảng thời gian vài năm.

Nguyên nhân

Cứng khớp vai có thể phát triển khi bạn ngừng sử dụng khớp như bình thường do đau, chấn thương hoặc các bệnh lí mạn tính, ví dụ như tiểu đường hoặc đột quỵ. Bất cứ vấn đề nào về vai cũng có thể gây cứng khớp vai nếu bạn không hoạt động hết biên độ của khớp.

Cứng khớp vai xảy ra:

  • Sau phẫu thuật hoặc chấn thương
  • Thường gặp ở người 40-70 tuổi
  • Gặp nhiều ở phụ nữ (đặc biệt là sau mãn kinh) hơn nam giới
  • Thường gặp ở những người mắc bệnh mạn tính

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị cứng khớp vai nếu thăm khám lâm sàng cho thấy biên độ hoạt động của khớp vai bị hạn chế. Chụp Xquang có thể được tiến hành để xác định nguyên nhân như viêm khớp hoặc gãy xương.

Điều trị

Cứng khớp vai

Điều trị cứng khớp vai thường bắt đầu bằng các thuốc kháng viêm phi steroid và chườm ấm, kèm theo kéo dãn cơ nhẹ nhàng. Thuốc (bao gồm corticosteroid dạng tiêm) và chườm lạnh có thể giúp giảm đau và giảm sưng. Vật lí trị liệu sẽ giúp bạn tăng biên độ vận động của khớp. Cứng khớp vai có thể mất một hoặc nhiều năm để phục hồi.

Nếu điều trị không có hiệu quả, phẫu thuật có thể được tiến hành để kéo dãn những mô bị căng xung quanh vai. Có 2 loại phẫu thuật thường được sử dụng. Một loại gọi là nắn chỉnh dưới gây mê, bạn sẽ được gây mê, sau đó điều chỉnh các chuyển động của cánh tay đến những vị trí cơ bị kéo căng. Một loại phẫu thuật khác là nội soi khớp để cắt bỏ những mô bị căng và mô sẹo. Những phẫu thuật này có thể tiến hành ở cùng một thời điểm.

Cứng khớp vai

Phòng bệnh

Những bài tập nhẹ nhàng, làm tăng biên độ khớp từ từ, kéo dãn và sử dụng vai nhiều hơn sẽ giúp phòng ngừa cứng khớp vai sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Một số trường hợp cứng khớp vai không rõ nguyên nhân sẽ không thể phòng ngừa được. Nhưng cần kiên trì và làm theo lời khuyên của bác sĩ. Cứng khớp vai gần như luôn tốt lên theo thời gian.

- 28-05-2018 -