Cắt giảm đồ ngọt và đồ ăn nhanh của trẻ - nên hay không?

Đôi khi một chút đồ ăn ngọt và béo có thể làm cho bữa ăn của trẻ thêm ngon miệng hơn.

Theo một nhóm các chuyên gia nhi khoa, cắt giảm đồ ăn vặt của trẻ là điều nên làm, tuy nhiên nếu một chút đồ ngọt và đồ béo có thể làm trẻ hứng thú hơn với việc ăn rau xanh thì đó là một việc nên thử.

Khuyến cáo mới của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn đa dạng những “thực phẩm toàn phần” – từ hoa quả và rau tới các loại hạt, cá và các sản phẩm từ sữa ít béo. Để làm được điều đó, cha mẹ cần biến những món ăn trở nên ngon miệng hơn đối với trẻ.

Cắt giảm đồ ngọt và đồ ăn nhanh của trẻ - nên hay không?
Ảnh minh họa.

Theo tiến sỹ Robert Murray, giáo sư ngành tại đại học bang Ohio và là đồng tác giả của khuyến cáo nêu trên, thập kỷ trước đã đón nhận những tiến bộ to lớn trong việc cải thiện chất lượng của bữa ăn và những đồ ăn nhẹ tại các trường học ở Mỹ. Tuy nhiên TS. Murray cho biết vẫn còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện chế độ ăn cho trẻ em tại Mỹ - bao gồm cả việc thay đổi những món ăn trong những hộp cơm trưa và đồ ăn nhẹ mà chúng mang tới trường. Mặc dù việc hạn chế những đồ ăn giàu chất đường, muối và chất béo là điều quan trọng nhưng cha mẹ không nên chỉ tập trung vào việc cắt giảm những thứ có hại trong chế độ ăn của trẻ.

Theo khuyến cáo của hiệp hội, nếu một đứa trẻ chỉ thích sữa có vị ngọt đậm thì thêm nhiều đường một chút vẫn sẽ không sao, miễn là chế độ tổng thể của trẻ đã hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều đường.

Tương tự như vậy, theo TS. Murray, nếu việc thêm một chút đường nâu giúp trẻ ăn cháo yến mạch ngon lành hơn, hay một chút muối và chất béo như dầu thực vật và pho mát làm trẻ hứng thú hơn với việc ăn rau thì cha mẹ không nên ngần ngại sử dụng chúng. Hãy cân nhắc về việc sử dụng đa dạng, hợp lý các chất làm ngọt, chất béo, muối và chất cay để làm bữa ăn của trẻ ngon miệng hơn.

Thói quen ăn uống của trẻ là mối quan tâm hàng đầu ở Mỹ do tỷ lệ trẻ béo phì ngày một tăng lên. Khi trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng thì chế độ của trẻ sẽ bị hạn chế hay thiếu những chất thiết yếu.

Theo chuyên gia Wesley Delbridge và cũng là phát ngôn viên của Viện Hoa Kỳ, việc sử dụng đường, chất béo và muối một cách đúng đắn sẽ góp phần giúp trẻ ăn nhiều hơn những loại thực phẩm bổ dưỡng. Trẻ em thường thích nước sốt và nước chấm. Do đó, chúng sẽ ăn nhiều rau hơn nếu rau được trộn cùng một chút nước sốt tự chế bằng sữa chua ít béo…

Cắt giảm đồ ngọt và đồ ăn nhanh của trẻ - nên hay không?
Ảnh minh họa.

Theo Delbridge, việc cho trẻ đi chợ mua sắm và chuẩn bị đồ ăn cũng là một ý tưởng rất hay, đồng thời cũng cho trẻ tự mình lựa chọn loại hoa quả hay loại rau chúng yêu thích. Ông cũng lưu ý rằng việc cho trẻ ăn đa dạng những thức ăn tốt cho sức khỏe ngay từ giai đoạn sớm là rất quan trọng nhưng cũng đòi hỏi phải hết sức kiên nhẫn. “Phải cho trẻ tiếp xúc với một loại đồ ăn mới trung bình khoảng 12 lần để trẻ có thể chấp nhận nó. Do vậy, không nên nản lòng nếu con bạn ngay từ đầu đã không thích một thức ăn nào đó. Hãy thử lại thêm lần nữa với nhiều cách thức chế biến khác nhau.”

Ngồi với nhau cùng ăn tối như một gia đình cũng là cơ hội để cha mẹ dạy cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh. Và cũng không cần thiết phải loại bỏ đi tất cả các loại đồ ngọt yêu thích của trẻ bởi điều đó chỉ dẫn đến việc trẻ nài nỉ đòi ăn. 

- 28-05-2018 -