Căng thẳng có làm dị ứng trầm trọng thêm?

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Đại học bang Ohio, Mỹ cho thấy dị ứng có liên quan đến căng thẳng. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch.

Dị ứng thường xảy ra khi hệ miễn dịch của một người phản ứng mạnh với dị vật có hại (tác nhân gây dị ứng), làm kích hoạt các chất như histamine gây ra triệu chứng dị ứng. Thuốc, bụi, thực phẩm, nọc độc côn trùng, nấm mốc. da động vật và phấn hoa là những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất và chúng có thể làm trầm trọng thêm các chứng bệnh như viêm xoang, eczema và hen suyễn. Dị ứng có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc kháng histamine, corticosteroid, thuốc chống sung huyết, thuốc ức chế leukotrine hoặc bằng miễn dịch trị liệu và epinephrine trong các trường hợp nghiêm trọng. Căng thẳng không gây ra dị ứng, nhưng căng thẳng có thể làm dị ứng trầm trọng thêm “Các triệu chứng như hắt xì, chảy nước mũi hoặc nước mắt có thể gây thêm căng thẳng cho người bị dị ứng. Mặc dù giảm căng thẳng không chữa được dị ửng, nó có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng,” trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Amber Patterson cho biết.
Căng thẳng có làm dị ứng trầm trọng thêm?
Người có triệu chứng dị ứng tái phát dễ bị căng thẳng hơn. Để kiểm nghiệm điều này, các nhà nghiên cứu của đại học bang Ohio đã quan sát 179 người tham gia nghiên cứu trong 12 tuần. Trong giai đoạn này, 39% người tham gia có các triệu chứng dị ứng xuất hiện hơn một lần. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy nhóm bị dị ứng có mức căng thẳng cao hơn. Mặc dù không có mối tương quan rõ ràng giữa dị ứng và căng thẳng, nhiều người có triệu chứng dị ứng báo cáo rằng các cơn dị ứng của họ tăng theo mức độ căng thẳng hàng ngày. “Căng thẳng có thể gây ra một số tác động tiêu cực lên cơ thể của chúng ta, như gây ra nhiều triệu chứng dị ứng hơn,” tiến sĩ Patterson cho biết. “Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy các cơn dị ứng thường xuyên làm cho tâm trạng tiêu cực hơn, và điều này lại dẫn đến những cơn dị ứng mới.” Nghiên cứu cho thấy người bị dị ứng nên cố giảm căng thẳng khi có thể. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất các phương pháp giảm căng thẳng như ngồi thiền và thở sâu, không hút thuốc hoặc đồ uống có cafein (có tác hại làm tăng căng thẳng), chơi đùa và thư giãn, sinh hoạt lành mạnh và tìm lời khuyên khi cần từ gia đình hoặc đồng nghiệp. Hiệu trưởng của Đại học Dị dứng, Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ, tiến sĩ James Sublett cho biết bệnh nhân cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa dị ứng. “Người bị dị ứng có thể giảm căng thẳng và triệu chứng dị ứng bằng cách hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Họ sẽ giúp bạn lên phương pháp tránh các tác nhân dị ứng và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho mỗi cá nhân,” . Thông tin thêm trong bài viết: Những thói quen làm trầm trọng hơn bệnh dị ứng của bạn

- 28-05-2018 -