Các chất làm ngọt nhân tạo sử dụng trong thực phẩm

Đối với bệnh nhân tiểu đường, tiêu thụ nhiều đường có thể làm tăng lượng carbohydrate và mức năng lượng nạp vào cơ thể mà không hề mang lại một lợi ích về dinh dưỡng nào. Để giúp con người giảm thiểu tiêu thụ đường, người ta đã thay thế đường bằng các chất làm ngọt nhân tạo.

Trung bình một năm, một người Mỹ tiêu thụ khoảng 69 kg đường thêm vào các loại thực phẩm. Như vậy, lượng đường tiêu thụ trên đã vượt quá giới hạn là từ 6-9 thìa cà phê đường được khuyến cáo tại Hoa Kỳ.

Những người đang mắc bệnh tiểu đường càng phải quan tâm nhiều hơn đến lượng đường tiêu thụ. Tất nhiên, việc này không hề dễ dàng một chút nào bởi đường có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm, từ nước sốt salad và sốt cà chua cho tới các loại sữa chua… Đối với bệnh nhân tiểu đường, tiêu thụ nhiều đường có thể làm tăng lượng carbohydrate và mức năng lượng nạp vào cơ thể mà không hề mang lại một lợi ích về dinh dưỡng nào. Để giúp con người giảm thiểu tiêu thụ đường, người ta đã thay thế đường bằng các chất làm ngọt nhân tạo.

Các chất làm ngọt nhân tạo sử dụng trong thực phẩm

Thông tin cơ bản

Các chất làm ngọt nhân tạo, hay các chất thay thế đường, được sử dụng để tạo vị ngọt cho các loại đồ ăn và thức uống mà không làm tăng lượng carbohydrate hay mức năng lượng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhiều loại thực phẩm và đồ uống sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo vẫn có chứa mức năng lượng cao do thành phần carbohydrate vốn có trong loại thực phẩm đó, khiến cho đường huyết tăng cao. Do vậy, hãy đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết được hàm lượng carbohydrate tổng của loại thực phẩm đó.

Các chất làm ngọt nhân tạo trên thị trường

Có 5 loại chất làm ngọt nhân tạo đã được Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ chấp nhận sử dụng trên thị trường. Chúng có mặt trong các loại thức ăn, đồ uống, đồng thời cũng được bán dưới dạng các gói nhỏ để sử dụng trong nấu nướng và làm bánh.

  • Acesulfame kali: chất này khá bền với nhiệt và có thể được sử dụng trong nấu nướng.
  • Aspartame: Những người tránh sử dụng phenylalanine không nên dùng chất tạo ngọt này. Ngoài ra, không nên sử dụng aspartame để nấu nướng do nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến độ ngọt của nó.
  • Saccharin: Là chất tạo ngọt nhân tạo đầu tiên, có thể được sử dụng để nấu nướng.
  • Sucralose: tương tự như trên, chất này cũng có thể được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Stevia (từ cỏ ngọt) có được xếp vào nhóm tạo ngọt nhân tạo hay không

Hợp chất thứ 6 trong nhóm này là: rebaudioside hay Stevia (cỏ ngọt). Tuy nhiên, do Stevia có nguồn gốc từ thực vật nên về mặt kỹ thuật nó không được coi là chất tạo ngọt nhân tạo. Đây là chất làm ngọt được sử dụng khá nhiều trong các loại thực phẩm không chứa calorie.

Vị của các chất tạo ngọt nhân tạo

Các chất tạo ngọt nhân tạo có độ ngọt cao gấp hàng trăm lần so với đường thông thường. Mỗi loại chất tạo ngọt có vị hơi khác nhau một chút. Đôi khi chúng để lại chút vị đắng trong miệng sau khi ăn. Bạn có thể sẽ phải thử một vài loại cho tới khi tìm được loại chất tạo ngọt thích hợp.

Các chất làm ngọt nhân tạo sử dụng trong thực phẩm

Vai trò của chất tạo ngọt nhân tạo

Chỉ một thay đổi nhỏ nhưng có thể mang lại sự khác biệt vô cùng lớn. Sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo thay cho các loại đường thông thường có thể giúp bạn hạn chế được tới hàng tá gram carbohydrate và hàng trăm calorie mỗi ngày. Ví dụ, nếu bạn uống khoảng hơn 350 ml soda mỗi ngày, bạn đã tiêu thụ khoảng 80 gram carbohydrate và 300 calorie. Lựa chọn loại soda ăn kiêng, hay các loại nước soda không chứa calorie có thể giúp bạn hạn chế được khoảng 1 tấn calorie nạp vào cơ thể. Nếu bạn thay thế việc cho 2 thìa cà phê đường vào mỗi cốc cà phê buổi sáng bằng một gói chất tạo ngọt nhân tạo, bạn đã giảm được khoảng 32 calorie và 10 gram carbohydrate. Tùy nhiên, các nghiên cứu không chứng minh rằng sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo có thể giúp giảm cân.

Tác dụng phụ của các chất tạo ngọt nhân tạo

Mặc dù các chất tạo ngọt nhân tạo đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tới hàng thập kỷ nay nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng nào chứng minh các chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào. Các nghiên cứu vào đầu những năm 1970 cho rằng saccharin làm gia tăng tỷ lệ ung thư bang quang trên chuột thí nghiệm, tuy nhiên các nghiên cứu về sau đã chứng minh một cách thuyết phục rằng những kết quả này chỉ đúng đối với chuột chứ không phải con người.

Vào giữa thập niên 1990, một nghiên cứu cho rằng aspartame có thể làm gia tăng tỷ lệ bị mắc bệnh u não từ 1975 – 1992 đã khiến dư luận hoang mang. Tuy nhiên, trên thực tế các số liệu sau đó đã không đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào về giả thuyết này.

Rất nhiều nghiên cứu trong vòng vài thập niên vừa qua đã chứng minh rằng các chất tạo ngọt nhân tạo là khá an toàn khi được sử dụng với liều lượng hợp lý, ngay cả với phụ nữ mang thai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng của chất ngọt nhân tạo đến sức khỏe

- 28-05-2018 -