Biến chứng của việc cấy máy khử rung tim

Mặc dù máy cấy khử rung tim (ICD) thực sự có hiệu quả và thường khá an toàn, nhưng nó có thể khiến bạn trải qua những biến chứng với hệ thống ICD. Những biến chứng của ICD chia thành 2 loại: biến chứng phẫu thuật và biến chứng sau phẫu thuật.

Biến chứng khi phẫu thuật

Nguy cơ chính liên quan đến phẫu thuật cấy máy khử rung tim bao gồm:

  • chảy máu
  • nhiễm trùng
  • tràn khí màng phổi
  • tổn thương tim hoặc mạch máu

Nguy cơ nói chúng khi có bất kì biến chứng nào là khoảng 2-3%. Nguy cơ thực sự dẫn đến tử vong do thủ thuật cấy ICD là rất thấp-dưới 1%. Hầu hết biến chứng liên quan đến phẫu thuật thường rất nhỏ và dễ điều trị.

Điều ngoại lệ lớn nhất chính là nhiễm khuẩn. Nếu ICD trở nên nhiễm khuẩn, thì toàn bộ hệ thống ICD (bộ phận phát nhịp và dây dẫn) thường sẽ bị lấy ra để chữa trị thành công nhiễm khuẩn với kháng sinh. Và một khi nhiễm khuẩn được loại bỏ, hệ thống ICD sẽ được cấy lại.

Bạn sẽ bị phơi nhiễm với những nguy cơ ngoại khoa tương tự mỗi lần máy ICD cần thay thế (thường mỗi 6-7 năm, khi pin bắt đầu yếu). Nguy cơ của bạn từ phẫu thuật thay thế này thường thấp hơn phẫu thuật đầu tiên.

Nguyên nhân là vì phẫu thuật thay thế thường chỉ yêu cầu thay thế bộ phận tạo nhịp, không phải dây dẫn, làm giảm nguy cơ xẹp phổi, tổn thương tim và mạch máu xuống bằng 0.

Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho rằng nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn với phẫu thuật thay thế hơn là phẫu thuật ban đầu.

Biến chứng của việc cấy máy khử rung tim

Biến chứng sau phẫu thuật

Biến chứng sau phẫu thuật ICD bao gồm:

  • Biến chứng do dây dẫn bao gồm sai vị trí dây dẫn (sự di chuyển của dây dẫn ra khỏi vị trí phù hợp) hoặc đứt dây, có thể làm mất tính hiệu quả của hệ thống ICD, hoặc gây sốc
  • Sự dịch chuyển của bộ phận tạo nhịp ra khỏi vị trí phù hợp, có thể gây đau, sự ăn mòn da hoặc chảy máu
  • Sốc không phù hợp, gây đau và gây chấn thương tâm lí.

Biến chứng thường gặp là sốc không phù hợp. Sốc do ICD có thể gây tổn thương. Mặc dù những cú sốc này được thiết kế để chỉ xảy ra khi loạn nhịp gây đe dọa tính mạng, tuy nhiên khoảng 20% những người cấy ICD tại một thời điểm nào đó sẽ nhận được cú sốc do những lí do khác-được gọi là cú sốc không phù hợp. Những cú sốc không phù hợp này có thể do bất kì nhịp tim nhanh nào ví dụ như rung nhĩ hoặc do tập thể thao.

Ngăn chặn những cú sốc không phù hợp phụ thuộc vào nguyên nhân.

Nếu một cú sốc không phù hợp là do rung nhĩ hoặc tập luyện, trong hầu hết các trường hợp bác sĩ có thể tái thiết lập chương trình ICD để giảm nguy cơ tiến triển những cú sốc không phù hợp. Nhưng phòng chống những cú sốc không phù hợp do vấn đề dây dẫn đòi hỏi phẫu thuật.

Cuối cùng, thiết bị điện cấy phức tạp như ICD và máy tạo nhịp tim có thể thường bị hỏng, không hoạt động đúng. Nếu điều này xảy ra, ICD có thể không có khả năng thực hiện chức năng khi cần thiết, hoặc gây ra những cú sốc không phù hợp. Một chiếc máy cấy khử rung thất bị hỏng chức năng thường cần loại bỏ và thay thế bằng thiết bị mới.

Những năm gần đây máy cấy khử rung thất dưới da đang phát triển rộng rãi với nỗ lực giảm biến chứng cho tim và mạch máu đôi khi xảy ra với các ICD tiêu chuẩn. Trong khi máy ICD dưới da có những vấn đề riêng của nó, những thí nghiệm gần đây cho rằng chỉ điểm của những biến chứng nguy hiểm có thể giảm thiểu nhờ thiết bị này.

May mắn thay, phần lớn những người có máy ICD không bao giờ trải qua bất kì biến chứng nguy hiểm nào với thiết bị của họ.

- 28-05-2018 -