Bệnh chốc lở dạng herpes ở phụ nữ mang thai

Bệnh chốc lở dạng herpes là tình trạng hiếm gặp được ghi lại ở ít hơn 100 phụ nữ mang thai. Bệnh này tương tự với loại vẩy nến mủ, mặc dù phụ nữ mắc chốc lở dạng herpes thường không có tiển sử gia đình hoặc cá nhân mắc vảy nến. Bác sĩ không đồng ý với ý kiến cho rằng đây là một bệnh dễ thấy ở phụ nữ mang thai hoặc một dạng vảy nến mủ bị kích thích khi mang thai.

Mặc dù được đặt tên là “dạng herpes” nhưng tình trạng phát ban lại không phải do virus herpes gây nên. Nó được đặt tên như vậy là dựa trên sự xuất hiện của những nốt mủ, trông giống như nốt mủ virus herpes gây nên.

Chốc lở dạng herpes không liên quan đến viêm da dạng herpes – một trình trạng phát ban có tên là ban celiac.

Biểu hiện bên ngoài

Phát ban thường giống như những nốt mủ, ở rìa của vùng da đỏ ở phía mặt trong đùi và bẹn. Các nốt mủ dính nhau và lan rộng khắp thân và chi, thường ít gặp ở trên mặt, tay và chân. Tuy nhiên, các nốt phát ban có thể lam rộng tới màng nhầy trong miệng và nền móng tay và móng chân. Mặc dù có mủ, những vết thương này không bị nhiễm vi khuẩn, nhưng có thể bị nhiễm khuẩn trong lúc nhiễm bệnh.

Bệnh chốc lở dạng herpes ở phụ nữ mang thai

Khi nào ban xuất hiện ở phụ nữ mang thai và những ai có nguy cơ?

Chốc lở dạng herpes thường bắt đầu ở 3 tháng cuối thai kì.

Ban thường biến mất sau khi sinh con nhưng có thể tái lại ở lần mang thai sau. Phụ nữ có rối loạn tuyến cận giáp hay suy tuyến cận giáp có thể dễ mắc tình trạng này trong khi mang thai do canxi và albumin trong máu giảm. Một số phụ nữ có một số dạng đột biến gen nhất định cũng có thể có nguy cơ cao tiến triển dạng phát ban này.

Nguyên nhân dẫn đến phát ban này ở phụ nữ mang thai vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên, chúng ta biết nhiều thay đổi trên da là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Triệu chứng đi kèm với chốc lở dạng herpes

Chốc lở dạng herpes thường đi kèm với những triệu chứng như sốt, rét run, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, và mệt. Một số phụ nữ có lượng canxi và phosphate thấp trong máu. Như đã đề cập ở trên, phụ nữ suy cận giáp có thể có nguy cơ mắc bệnh này.

Chẩn đoán

Chốc lở dạng herpes thường được chẩn đoán trên lâm sàng bằng quan sát triệu chứng và đặc điểm của ban. Sinh thiết da thường được thực hiện để loại bỏ những vấn đề liên quan đến thai kì khác. Một số nghiên cứu kết nối tình trạng này với đột biến da chính vì thế bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm gen khác.

Những tình trạng khác

Có nhiều loại ban có thể xuất hiện khi mang thai. Một loại ban khá phổ biến được gọi là sẩn mày đay và mảng phát ban ở thai phụ (PUPPS) xảy ra ở 1/160 phụ nữ trong khi mang thai. Tương tự với chốc lở dạng herpes, dạng ban này thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kì, nhưng ngược lại thường khá ngứa.

Bệnh chốc lở dạng herpes ở phụ nữ mang thai

Điều trị

Chốc lở dạng herpes được điều trị bằng steroid đường uống- prednisone. Liều khởi đầu thường khá cao và thường giảm từ từ đến khi triệu chứng được kiểm soát. Đôi khi steroid không được dung nạp tốt. Nếu tình trạng này xảy ra, những loại thuốc khác có thể được sử dụng. Kháng sinh chỉ sử dụng nếu vết ban bị nhiễm trùng thứ phát. Lượng canxi, phosphate và albumin máu thường được theo dõi trong quá trình bị bệnh.

Ảnh hưởng của chốc lở dạng herpes trên trẻ

Theo như công bố, chốc lở dạng herpes thường đi kèm với nguy cơ sinh non và thiếu nước ối. Phát hiện sớm rất quan trọng để giảm tỉ lệ tử vong thai nhi và bà mẹ. Phụ nữ với tình trạng này nên được theo dõi cẩn thận bởi nhóm bác sĩ bao gồm bác sĩ da liễu, bác sĩ sản và bác sĩ nhi khoa.

- 28-05-2018 -