Bà bầu mắc bệnh tiểu đường dễ bị sảy thai

Tiểu đường thai kì là vấn đề mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Có khoảng 5% số phụ nữ mang thai mắc phải triệu chứng này.Thường thì bệnh tiểu đường thai kì sẽ kéo dài cho đến khi sanh xong, lượng đường huyết sẽ nhanh chóng bình thường trở lại.Nhưng cũng có những người tiếp tục phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 khá nguy hiểm. Nguyên nhân khiến các chị mắc căn bệnh này là do trong thời kì mang thai người mẹ cần nhiều năng lượng hơn và rất nhiều người đã gia tăng lượng đường để bù đắp năng lượng này. Nếu không được kiểm soát tốt thì phụ nữ mang thai bị tiểu đường có nguy cơ bị sảy thai khá cao kèm theo đó là các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm cho cả bà mẹ.

Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai cần được tầm soát bệnh tiểu đường trong những lần đi khám thai định kì để phòng tránh và ngăn ngừa kịp thời nguy cơ mắc bệnh. Thường khi bị tiểu đường thai kì sẽ có những triệu chứng sau:

- Uống nhiều nước nhưng vẫn thấy khát, nhất là vào ban đêm

- Đi tiểu thường xuyên và tiểu nhiều

- Vùng kín bị nhiễm nấm và dùng thuốc, kem chống khuẩn cũng không hết.

- các vết thương trên da lâu lành

- Sụt cân, người mệt mỏi.

Nguy cơ sảy thai khi mắc tiểu đường thai kì

- Theo các nhà khoa học thì bên cạnh việc gây ra những khuyết tật bẩm sinh về thận, tim mạch, cột sống…thì phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường còn có nguy cơ sảy thai gấp 4 lần so với người bình thường.

- Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trên là do lượng đường trong máu tăng đột biến đã tác động xấu đến quá trình phát triển các mô và cơ quan của thai nhi, khiến cho quá trình này phát triển không bình thường, hoặc gặp phải một số sự cố dẫn tới hệ miễn dịch và các cơ quan bị khiếm khuyết ngay khi còn ở trong bụng mẹ.

Cùng với chứng béo phì, nghiện rượu, hút thuốc lá hay viêm nhiễm mạn tính, hiện chứng tiểu đường ở phụ nữ mang thai đã được liệt vào danh sách những yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai và bệnh tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ.

- 28-05-2018 -