Ảnh hưởng của chất ngọt nhân tạo đến sức khỏe

Từ đồ uống, bánh ngọt, cho đến sữa chua đều có chứa chất ngọt nhân tạo và chất ngọt nhân tạo ngày càng phổ biến hơn trong công nghiệp đồ uống và thực phẩm- những chất được FDA chứng nhận là an toàn cho sức khỏe con người. Một số người phản đối kịch liệt chất ngọt nhân tạo do lo lắng về mối liên quan giữa chât ngọt nhân tạo với các bệnh ung thư, tiểu đường, béo phì….. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa có đủ cơ sở vững chắc để kết luận chất làm ngọt nhân tạo có gây bệnh hay không.

Chất làm ngọt nhân tạo là gì?

Các chất  ngọt là bất kỳ chất phụ gia thực phẩm nào tạo ra độ ngọt nhưng có lượng calo hoặc năng lượng thấp hơn. Một vài chất ngọt có nguồn gốc tự nhiên như stevia, trong khi một số khác lại có nguồn gốc tổng hợp hay còn gọi là “chất ngọt nhân tạo” hoặc chính là “đường hóa học”. Ở Mỹ có 6 chất ngọt nhân tạo được phép sử dụng, đó là aspartame, sucralose, neotame, acessulfame postasium (Ace-K), saccharin và advantame. Tất cả các loại đường này đều được công nhận là an toàn được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)

Ảnh hưởng của chất ngọt nhân tạo đến sức khỏe

Một lọai chất làm ngọt nhận được nhiều sự phản đối của người tiêu dùng cũng như các tổ chức về sức khỏe đó là si rô ngô- được dùng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và đồ uống để thay thế các chất tạo ngọt nhân tạo. Theo nghiên cứu của BCC, thị trường thế giới đang kỳ vọng  những chất tạo ngọt sẽ đạt được 1,9 tỷ $ vào năm 2017  cũng như việc đẩy nhanh sự phát triển của các loại chất không có giá trị .  Phần lớn các chất ngọt nhân tạo đều là chất calo rỗng  như saccharine, aspatame, và sucralose.

Ung thư

Chất tạo ngọt nhân tạo lần đầu được chứng minh là gây ra ung thư bàng quang trên chuột trong một nghiên cứu được công bố vào năm 1970, khi người ta cho chuột ăn saccharin và cyclamate ( là hai chất ngọt nhân tạo). Cũng có một nghiên cứu khác cho thấy khi bổ sung aspartame vào chế độ ăn uống của chuột lại dẫn đến sự hình thành của khối u não. Nhưng sự thật là cơ thể chuột và người là khác nhau hoàn toàn nên nghiên cứu này không thể đưa ra kết luận cho người được nhưng nó lại làm rấy lên mối nghi ngờ về ảnh hưởng của chất ngọt nhân tạo với bệnh ung thư.

Sau đó rất nhiều nghiên cứu khác đã cố gắng tìm ra mối liên quan giữa các bệnh ung thư như u lympho không Hogkin, đa u tủy, ung thư vú, ung thư dạ dày, đại trang… cả trên người và trên chuột nhưng đều không chứng minh được một cách rõ ràng.

Dựa trên nhiều kết quả nghiên cứu thì có thể tạm kết luận là chất tạo ngọt không phải là một yếu tố nguy cơ cao với bệnh ung thư, nhưng chúng ta vẫn chưa loại trừ được việc nó có gây ra ung thư trên người hay không.

Tiểu đường, tim mạch và bệnh chuyển hóa

Một vấn đề lớn khác khi nghiên cứu ảnh hưởng của chất tạo ngọt nhân tạo đến sức khỏe con người đó là nó có ảnh hưởng đến các bệnh tiểu đường, tim mạch, và các bệnh chuyển hóa khác không?  Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng không có mối liên quan giữa các bệnh trên với chất ngọt nhân tạo. Nhưng tất cả các nghiên cứu đó đều có những hạn chế của nó khiến chúng ta vẫn không khỏi thắc mắc là có đáng tin hay không?

Giảm cân

Ảnh hưởng của chất ngọt nhân tạo đến sức khỏe

Mục đích giảm cân là cắt giảm lượng calo ăn vào mỗi ngày và tăng lượng calo được đốt cháy. Thật là lý tưởng biết bao nhiêu khi bạn vừa thỏa mãn những cơn đói cồn cào bằng việc ăn đồ ngọt mà vẫn không nạp nhiều lượng calo vào người nhờ sử dụng các loại đường hóa học trong các loại thực phẩm.

Nhưng một lần nữa những kết quả của nghiên cứu lại khiến chúng ta không thể kết luận nổi xem thực sự thì chất ngọt nhân tạo “calori rỗng” có giúp giảm cân không?

Có thể là chất làm ngọt nhân tạo giúp nhiều trường hợp giản cân thành công trong thời gian ngắn nhưng theo đuổi lâu dài những chất làm ngọt nhân tạo này hay chính xác hơn là lạm dụng nó để giảm cân thì chưa chắc đã khiến bạn giảm được cân.

Một số bệnh khác

Chất làm ngọt nhân tạo còn được cho là ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột với giải thích là các chất làm ngọt nhân tạo không được tiêu hóa ở đường ruột như những loại thực phẩm khác nên sẽ tác động trực tiếp đến các vi khuẩn đường ruột gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe con người.  Ngoài ra, tăng nguy cơ đẻ non cũng có mối liên quan đến sử dụng đường hóa học, nhưng có vẻ như nguy cơ này quá bé để có thể kết luận

Ảnh hưởng của chất ngọt nhân tạo đến sức khỏe

Hiện  nay người ta mới chỉ nghiên cứu được các chất ngọt nhân tạo ảnh hưởng đến chuột còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì còn thiếu những bằng chứng rõ ràng. Cuối cùng thì chất ngọt nhân tạo có vẻ như không đáng sợ như người ta nghĩ nhưng về lâu dài thì bạn vẫn nên hạn chế một cách tối đa sự có mặt của chúng trong chế độ ăn của bạn

- 28-05-2018 -