6 lý do vô hại dẫn đến tăng huyết áp

Huyết áp là lực đẩy của dòng máu lên thành mạch. Nếu huyết áp của bạn thường xuyên cao, nó sẽ phá hủy những mạch đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh như đau tim hoặc đột quỵ.

Tuy nhiên nếu huyết áp của bạn chỉ tăng lên tạm thời – thậm chí tăng 15 đến 20 điểm so với bình thường – đó là dấu hiệu vô hại. Thực tế, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp đột ngột. Dưới đây là 6 lý do trong số đó.

Nguyên nhân #1: Bạn lo lắng khi đến gặp bác sĩ.

Nếu bạn thấy bồn chồn khi bước vào phòng khám, tim của bạn sẽ bắt đầu đập nhanh. Khi đó cơ thể sẽ trong trạng thái “chiến đấu hay bỏ chạy”, làm tăng nhịp tim đưa máu đến cơ quan để sẵn sàng phản ứng. Các chuyên gia gọi đó là tình trạng “cao huyết áp áo choàng trắng”, khiến huyết áp tăng tới 15 điểm, theo một nghiên cứu trên tạp chí Cao huyết áp.

Hít sâu vào qua đường mũi và thở ra qua miệng có thể giúp bạn bình tĩnh, làm chậm nhịp tim và đưa huyết áp trở về bình thường.  

Đo huyết áp vào cuối buổi khám cũng có thể giúp khắc phục tình trạng đó. Khi đó, các thắc mắc của bạn đã được giải thích, bạn sẽ ít lo lắng hơn.

6 lý do vô hại dẫn đến tăng huyết áp

Nguyên nhân #2: Bạn vội đến nơi khám.

Có thể một nguyên nhân nào đó khiến bạn phải vội đến nơi đo mạch. Khi đó tăng huyết áp là điều hầu như sẽ xảy ra, không chỉ do tác động từ căng thẳng tâm lý.

Khi bạn đi bộ nhanh hay chạy, nhịp tim sẽ tăng để bơi nhiều máu hơn đến các cơ. Nhiều máu bơm đi trong hệ tuần hoàn dẫn đến nhiều áp lực lên thành mạch hơn, dẫn đến huyết áp tăng tạm thời.

Nếu bác sĩ đo mạch trước khi nhịp tim trở về bình thường – quá trình này có thể mất tới 30 phút – kết quả đo sẽ cao hơn so với thường lệ. Vì vậy thay vì đo huyết áp vào đầu buổi khám, bạn thử hỏi bác sĩ xem có nên đợi đến cuối buổi không.

Nguyên nhân #3: Bạn buồn đi tiểu.

Khi bàng quang của bạn đầy, cơ thể sẽ ra tín hiệu giải phóng hormon stress như adrenaline, từ đó kích hoạt đáp ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Điều này khiến thành mạch co lại, từ đó huyết áp tăng đến 15 điểm.

Việc khắc phục rất đơn giản, đừng nhịn tiểu mà hãy đi vệ sinh trước khi khám. Huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vòng ba đến bốn phút.

Nguyên nhân #4: Bạn uống cà phê hoặc nước tăng lực.

Thủ phạm ở đây chính là caffeine vì chất này khiến tim đập nhanh hơn, qua hai cơ chế có thể xảy ra: khiến cơ thể tiết nhiều adrenaline hơn hoặc khiến mạch máu co lại.

Caffeine dường như ảnh hưởng nhiều đến huyết áp ở người không thường xuyên uống cà phê hơn là người quen uống đồ uống này.

Vì vậy, không nên uống cà phê vào ngày bạn đo huyết áp.

Nguyên nhân #5: Bạn ngồi vắt chân.

Ngồi vắt chân sẽ tạo lực đè vào tĩnh mạch ở chân, khiến máu tích tụ ở đây. Để khắc phục và đảm bảo đủ máu đến các phần khác của cơ thể - chẳng hạn ngực – tim sẽ bắt đầu bơm nhiều máu hơn. Từ đó huyết áp sẽ tăng, đôi khi lên đến 8 mm Hg.

Để có kết quả đo huyết áp chính xác, bạn nên ngồi ở tư thế thoải mái và thẳng lưng. Các chân nên đặt hẳn xuống sàn, khuỷu tay đặt lên bàn hoặc lên điểm tựa của ghế. Đó là tư thế ngồi tiêu chuẩn, vì vậy nếu bạn đang ngồi không đúng cách, bác sĩ sẽ báo cho bạn biết.

Nguyên nhân #6: Nhiệt độ lạnh.

Khi nhiệt độ trong phòng khiến bạn cảm thấy lạnh, mạch máu gần bề mặt da sẽ co lại để đưa máu về trung tâm. Việc này giúp giữ ấm cho cơ quan thiết yếu, nhưng đồng thời cũng làm tăng huyết áp tới 20 mm Hg. Khi mạch máu hẹp lại, huyết áp sẽ tăng lên.

Vì bạn khó có thể điều chỉnh nhiệt độ phòng nơi khám, hoặc mặc thêm áo khoác khi đo huyết áp, điều tốt nhất bạn có thể làm là chuẩn bị từ trước. Hãy mặc sẵn áo khoác và chỉ cởi ra ngay khi đo mạch.  

- 28-05-2018 -