6 loại virus có thể dẫn đến bệnh ung thư

Không có một loại virus đơn thuần nào có thể gây ra bệnh ung thư. 6 loại virus khác nhau có thể gây ra ung thư bắt nguồn từ các họ virus khác nhau, có bộ gen khác nhau và có chu kỳ sống khác nhau.

Nhìn chung, nhiễm trùng do bất kỳ loại virus nào trong số đó đều rất phổ biến. May mắn thay, chỉ một số lượng rất nhỏ những người bị nhiễm những loại virus đó sẽ tiếp tục phát triển thành bệnh ung thư. Và sẽ mất nhiều năm để phát triển thành bệnh ung thư. Hơn nữa, chỉ riêng mình virus thì không đủ để gây ra ung thư và mà nó phải đi kèm với sự ức chế miễn dịch, đột biến tế bào sinh dưỡng, yếu tố di truyền và tiếp xúc với chất gây ung thư.

Dưới đây là 6 loại virus gây ung thư phổ biến (hay còn gọi là virus tạo khối u ở người):

Virus viêm gan C

Viêm gan C là loại một virus RNA, gây ra cả bệnh viêm gan cấp tính và mãn tính. Nhiễm trùng mãn tính với viêm gan C gây xơ gan hoặc tổn thương tế bào gan vĩnh viễn. Chỉ 1-2 % những người bị xơ gan cuối cùng có thể dẫn đến ung thư gan.

Viêm gan C cũng liên quan đến bệnh ung thư bạch huyết dạng không Hodgkin.

Mặc dù hiện nay chưa có vắc-xin phòng viêm gan C, nhưng đã có nhiều phương pháp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả cho căn bệnh này dể giảm thiểu cao nhất nguy cơ xơ gan hoặc ung thư gan.

Virus viêm gan B

Trong khi viêm gan C là loại một virus RNA thì viêm gan B là một loại virus DNA. Mặc dù ở 2 họ virus khác nhau, viêm gan B gây nhiễm trùng với các triệu chứng lâm sàng tương tự như bệnh viêm gan C: viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan và ung thư tế bào gan.

Ung thư tế bào gan là một bệnh ung thư nguy hiểm có thể gây tử vong trong vòng một hoặc hai năm sau khi bị mắc phải. Điều trị ung thư gan phải được điều trị quyết liệt bằng việc phẫu thuật cắt bỏ gan hoặc cấy ghép gan.

May mắn thay, chúng ta đã có vắc-xin phòng viêm gan B. Vắc-xin phòng viêm gan B được sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam và được tiêm rất sớm cho trẻ em mới sinh. Đối với người lớn, việc xét nghiệm HbsAg và tiêm vắc xin là cần thiết để hạn chế nguy cơ viêm gan cũng như ung thư gan sau này.

6 loại virus có thể dẫn đến bệnh ung thư

Virus ung thư cổ tử cung HPV

Human Papiloma Virus HPV là một loại virus DNA nhỏ gây ra mụn cóc ở đường sinh dục. Tái nhiễm HPV thuộc nhóm có nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Hơn nữa, nhiễm HPV kéo dài cũng đã được chứng minh có liên quan đến sự phát triển của các loại ung thư khác, bao gồm cả u ở đầu và cổ, ung thư da ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch (ví dụ như bệnh nhân AIDS), và ung thư đường sinh dục.

May mắn thay nhờ có xét nghiệm tế bào cổ tử cung, chúng ta đã có thể sàng lọc sớm với hiệu quả cao đối với bệnh ung thư cổ tử cung.

Virus gây ung thư tế bào lympho T (HTLV – 1)

HTLV-1 là một loại RNA retrovirus. Trên khắp thế giới có khoảng 5 đến 25 triệu người bị nhiễm virus này. Tuy nhiên, chỉ có một tỉ lệ nhỏ (5%) bệnh nhân có triệu chứng. HTLV-1 có ái tính (bị thu hút) bởi các tế bào CD4, một loại tế bào bạch cầu vô tính. 20 đến 30 năm sau khi bị nhiễm HTLV-1, bệnh ung thư tế bào bạch cầu T có thể phát triển.

Ban đầu phương pháp hóa trị có thể được sử dụng để điều trị bệnh ung thư bạch cầu tế bào T trưởng thành và giúp bệnh thuyên giảm trong thời gian ngắn, nhưng tiếp theo bệnh lại tái phát nhanh chóng. Trung bình thời gian sống sót sau khi phát triển của người lớn mắc bệnh bạch cầu tế bào T là 8 tháng.

6 loại virus có thể dẫn đến bệnh ung thư

Virus Epstein-Barr EBV

EBV là một loại virus phổ biến mà chúng ta khá quen thuộc, nó gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Mặc dù có 95% người trưởng thành có EBV ở vùng hầu họng, nhưng may mắn thay chỉ rất ít người bị bệnh này

EBV có liên quan đến nhiều loại ung thư bao gồm ung thư tế bào lympho B và T, u ác tính cơ trơn, ung thư vòm họng, bệnh Hodgkin và bệnh lympho bào sau cấy ghép.

Virus u sarcome Kaposi HHV-8

Năm 1994, HHV-8 hay còn gọi là Kaposi sarcoma herpesvirus được kết luận có liên quan đến sự phát triển của bệnh sarcoma Kaposi, một loại ung thư gây tổn thương da và miệng (mụn) ở những người mắc bệnh AIDS. Tuy nhiên, ở những người có hệ thống miễn dịch mạnh hơn, HHV-8 hiếm khi gây nên bệnh cảnh ác tính.

Hiện nay, cách tốt nhất để ngăn ngừa virus gây ung thư thứ phát ở người (dù hiếm) là cần ngăn chặn sự tiếp xúc của con người với các loại virus có khả năng tạo ra khối u. Những biện pháp dự phòng hiệu quả sẽ được khuyến cáo riêng cho từng loại virus. Bên cạnh đó, kha học đã phát triển được một số vắc xin hiệu quả chống lại các virus này như vắc xin phòng viêm gan B và vắc xin phòng HPV.

- 28-05-2018 -