Xét nghiệm đường và HbA1c

Nếu nồng độ đường trong máu vẫn còn duy trì ở mức cao thì bạn bị bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường). Nếu nồng độ đường trong máu quá thấp thì bạn bị hạ đường huyết.

Nếu nồng độ đường trong máu vẫn còn duy trì ở mức cao thì bạn bị bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường). Nếu nồng độ đường trong máu quá thấp thì bạn bị hạ đường huyết.

Xét nghiệm nồng độ đường trong nước tiểu

Nước tiểu (được sản xuất từ thận) không chứa đường trong điều kiện bình thường. Thận lọc máu bằng cách giữ lại các chất cần thiết cho cơ thể cũng như loại bỏ những chất không cần thiết. Thận của bạn liên tục tái hấp thu đường không cho nó đi vào nước tiểu. Tuy nhiên, nếu đường trong máu (đường huyết) tăng cao trên mức bình thường, thận sẽ không thể tái háp thu tất cả các phân tử đường nữa. Điều này có nghĩa rằng một số phân tử đường sẽ ‘tràn’ qua thận để vào nước tiểu.

Một xét nghiệm đơn giản bằng que thử có thể phát hiện đường trong mẫu nước tiểu. Khi làm xét nghiệm này, bác sĩ hoặc y tá sử dụng một một thanh chỉ thị mày hóa học đặc biệt nhúng vào mẫu nước tiểu của bạn. Sự thay đổi màu trên thanh chỉ thị màu chứng tỏ có đường trong mẫu nước tiểu. Nếu bạn có đường trong nước tiểu, bạn có khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, một số người có ngưỡng tái hấp thu đường thấp (rò rỉ – leaky) và có thể đường trong nước tiểu mặc dù đường huyết  bình thường. Vì thế, nếu nước tiểu của bạn có đường, bạn nên làm xét nghiệm máu để đường huyết để xác định hoặc loại trừ bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm nồng độ đường trong máu (đường huyết)

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Lấy một mẫu máu xét nghiệm vào bất cứ lúc nào trong ngày có thể hữu ích nếu nghi ngờ bệnh tiểu đường. Đường huyết ngẫu nhiên ở mức 11,1 mmol/L hay cao hơn cho thấy bạn bị bệnh tiểu đường. Xét nghiệm đường huyết lúc đói có thể được thực hiện để xác định chẩn đoán.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Đường huyết ngẫu nhiên dưới 11,1 mmol/L không thể loại trừ bệnh tiểu đường. Xét nghiệm đường huyết vào buổi sáng trước khi ăn là một xét nghiệm có độ chính xác cao. Không ăn hoặc uống bất cứ điều gì (ngoại trừ nước) khoảng 8 - 10 giờ trước khi xét nghiệm. Đường huyết lúc đói ở mức 7,0 mmol/L hay cao hơn chứng tỏ bạn bị bệnh tiểu đường.

Nếu bạn không có triệu chứng của bệnh tiểu đường, nhưng kết quả xét nghiệm máu cho thấy đường huyết từ mức 7,0 mmol/L trở lên thì xét nghiệm này phải được lặp đi lặp lại để xác định bạn có bị bệnh tiểu đường. Nếu bạn có triệu chứng và xét nghiệm máu cho thấy đường huyết ở mức 7,0 mmol/L hay cao hơn thì không cần phải lặp lại xét nghiệm.

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Xét nghiệm này có thể được thực hiện nếu chẩn đoán bệnh tiểu đường là không chắc chắn. Đối với xét nghiệm này, bạn cần nhịn đói suốt một đêm. Vào buổi sáng hôm sau, bạn được uống 75g đường. Một mẫu máu được lấy sau đó 2 giờ. Bình thường, cơ thể bạn sẽ có khả năng điều chỉnh lượng đường và đường huyết sẽ không quá cao. Nếu đường huyết ở mức 11,1 mmol/L hay cao hơn ở mẫu máu này (được lấy sau 2 giờ) chứng tỏ bạn bị bệnh tiểu đường.

Theo dõi đường huyết tại nhà

Một giọt máu lấy từ ngón tay được đặt trên một que thử trong đó hóa chất có khả năng phản ứng với đường. Bằng cách sử dụng một bảng màu hoặc một máy đo đường nhỏ, đường huyết có thể được đo lường nhanh chóng.

Xét nghiệm HbA1c máu

HbA1c là viết tắt của “glycated hemoglobin” hoặc “Hemoglobin A1c”. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ đánh giá lượng HbA1c của bạn mỗi 2-6 tháng. Xét nghiệm này đo đường huyết trung bình gần đây của bạn. Xét nghiệm này định lượng một phần của các tế bào hồng cầu (HbA1c). Các phân tử đường trong máu gắn với một phần của các tế bào hồng cầu. Phần này có thể đo lường được và cho thấy những dấu hiệu tốt của đường huyết trung bình của bạn trong 2 - 3 tháng trước đó.

Đối với những người có bệnh tiểu đường, mục đích của điều trị là hạ thấp lượng HbA1c xuống dưới mức mục tiêu. Ở mức lý tưởng, mục tiêu là duy trì HbA1c xuống dưới 48 mmol/mol (6,5%) nhưng điều này không phải luôn luôn có thể đạt được và mức mục tiêu HbA1c cần được thống nhất giữa bạn và bác sĩ của bạn. (Ví dụ, bằng cách tăng liều thuốc, cải thiện chế độ ăn uống của bạn…).

Một khuyến cáo cho rằng HbA1c cũng có thể được sử dụng như một xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường. Khi giá trị HbA1c ở mức 48 mmol/mol (6,5%) hoặc cao hơn, nó khuyến cáo chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Tài liệu tham khảo: http://www.patient.co.uk/healt...

Biên dịch - Hiệu đính: BS. Lâm Quốc Thi - BS. Lâm Xuân Nhã
Y học cộng đồng

- 04-07-2018 -

Bài viết liên quan

  • Xạ hình thận bằng DMSA được chỉ định trong trường hợp bác sĩ cần kiểm tra cấu trúc, kích thước và hình dáng của thận, phổ biến nhất ở những trẻ đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Xạ hình thận bằng DMSA (DMSA Scan) ở đâu tại TP.HCM? Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Nội thận để được tư vấn, chẩn đoán và giải đáp thắc mắc về xạ hình thận bằng DMSA. 

  • Các bệnh về đường tiết niệu không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh nhưng gây hiện tượng đau rát và khó chịu. Chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch là kỹ thuật sử dụng X-quang và thuốc cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch nhằm khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác. Chụp X quang không gây đau.
  • Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày và tá tràng) thông qua một ống dài linh động, có nguồn đèn sáng và camera ở đầu. Ống nội soi được bác sĩ đưa vào miệng và họng của bệnh nhân, sau đó đi qua thực quản xuống dạ dày, tá tràng. Dựa vào hình ảnh quan sát được trên máy soi, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường đang diễn ra bên trong ống tiêu hóa. Khám từ xa với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị bệnh và tư vấn về nội soi dạ dày.