Khi nào cần thực hiện hô hấp ký - đo chức năng hô hấp?

Khi nào cần đo chức năng hô hấp? Khám từ xa với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Nội hô hấp để được chẩn đoán, điều trị và tư vấn về xét nghiệm hô hấp ký - đo chức năng hô hấp.

Những trường hợp cần thực hiện hô hấp ký - đo chức năng hô hấp:

  • Chẩn đoán các bệnh lý hô hấp, khi có các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm khác bất thường:

           + Triệu chứng lâm sàng: khó thở, khò khè, ho đờm, ho khan kéo dài, dị dạng lồng ngực, đau ngực...

           + Xét nghiệm cận lâm sàng: giảm O2 máu và tăng CO2 máu, đa hồng cầu, chụp X-quang lồng ngực bất thường...

  • Đo mức độ ảnh hưởng của bệnh lên chức năng phổi
  • Tầm soát người có nguy cơ mắc bệnh phổi: hút thuốc lá, làm việc tại nơi có nhiều khói bụi và hóa chất độc hại
  • Đánh giá nguy cơ, tiên lượng trước phẫu thuật (cắt thùy phổi, cắt phổi…)
  • Theo dõi tiến triển của một số bệnh trong quá trình điều trị như giãn phế quản, bệnh phổi mô kẽ, suy tim sung huyết, xơ nang, bệnh thần kinh cơ…
  • Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có độc tính đối với phổi như bleomycin, amiodarone
  • Lượng giá sức khỏe trước khi luyện tập.

Những trường hợp chống chỉ định xét nghiệm hô hấp ký -  đo chức năng hô hấp:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp cấp
  • Ho ra máu không rõ nguyên nhân
  • Phình động mạch chủ ngực, bụng
  • Tràn khí màng phổi
  • Trường hợp tổn thương phổi có nguy cơ biến chứng khi thực hiện hô hấp ký (kén khí lớn của phổi, màng phổi, ho máu nhiều, áp xe phổi lớn…)
  • Bệnh nhân không hợp tác (rối loạn tâm thần, giảm thính lực…)
  • Chấn thương vùng hàm mặt, lồng ngực
  • Bệnh lý tim mạch nặng: suy tim xung huyết, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, nghi ngờ hoặc xác định phình tách động mạch...

Khám ngay với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Nội hô hấp trên hệ thống Khám Từ Xa của Wellcare để được chẩn đoán, điều trị và tư vấn về xét nghiệm hô hấp ký - đo chức năng hô hấp.

Wellcare tổng hợp

Theo Bệnh viện Lão khoa Trung ương

- 02-07-2018 -

Bài viết liên quan