Khi nào cần thực hiện đo điện cơ (EMG)?

Đo điện cơ là một kỹ thuật ghi lại hoạt động điện của cơ. Khi cơ hoạt động sẽ sinh ra dòng điện. Đo điện cơ có thể được dùng để phát hiện bất thường ở các bệnh lý như bệnh loạn dưỡng cơ, viêm cơ, bệnh thần kinh gây đau, tổn thương thần kinh ngoại biên, xơ cứng cột bên teo cơ, nhược cơ, thoát vị đĩa đệm và các bệnh khác. Khám từ xa với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Ngoại thần kinh để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị bệnh và tư vấn về đo điện cơ.

Đo điện cơ là một kỹ thuật ghi lại hoạt động điện của cơ. Khi cơ hoạt động sẽ sinh ra dòng điện. Đo điện cơ có thể được dùng để phát hiện bất thường ở các bệnh lý như bệnh loạn dưỡng cơ, viêm cơ, bệnh thần kinh gây đau, tổn thương thần kinh ngoại biên, xơ cứng cột bên teo cơ, nhược cơ, thoát vị đĩa đệm và các bệnh khác.

Trên lâm sàng, đo điện cơ thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có các triệu chứng yếu cơ như: cảm giác châm chích ở da, cảm giác tê cứng, yếu cơ, đau cơ, chuột rút… hoặc qua thăm khám cho thấy sức cơ giảm. Qua đó giúp chẩn đoán phân biệt các tổn thương do rối loạn thần kinh, do cơ hoặc do các nguyên nhân khác, đồng thời xác định vị trí các cơ tổn thương để điều trị chứng co cứng cơ.

Khi có bất kỳ các triệu chứng nào nêu trên, hãy gọi khám ngay với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Nội cơ xương khớpNgoại thần kinh trên kênh Khám từ xa Wellcare để được chẩn đoán, tư vấn và giải đáp tất cả những thắc mắc về đo điện cơ EMG.

Wellcare tổng hợp

- 02-07-2018 -

Bài viết liên quan