Khi nào cần đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy?

Thận được ví như một máy lọc tự nhiên giúp cơ thể loại bỏ các chất thải, chất lỏng dư thừa trong máu. Tuy nhiên, nếu như thận không được chăm sóc chu đáo sẽ dẫn đến các bệnh lý như sỏi thận, viêm thận, suy thận... gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do đó, cần thực hiện đo chức năng thận để đánh giá khả năng hoạt động, phát hiện các dấu hiệu bất thường ở thận và tìm phương pháp điều trị kịp thời. Khám từ xa với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Nội thận để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và tư vấn về những trường hợp cần đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy.

Thận được ví như một máy lọc tự nhiên giúp cơ thể loại bỏ các chất thải, chất lỏng dư thừa trong máu. Tuy nhiên, nếu như thận không được chăm sóc chu đáo sẽ dẫn đến các bệnh lý như sỏi thận, viêm thận, suy thận... gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do đó, cần thực hiện đo chức năng thận để đánh giá khả năng hoạt động, phát hiện các dấu hiệu bất thường ở thận và tìm phương pháp điều trị kịp thời.

Các xét nghiệm máu thường quy để kiểm tra hoạt động của thận bao gồm việc đo nồng độ urea (urê), creatinine và một số loại muối hòa tan trong máu.

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy thường được thực hiện trong trường hợp:

  • Có dấu hiệu suy thận
  • Khám sức khỏe tổng quát
  • Nghi ngờ cơ thể bị mất nước
  • Trước và sau khi bắt đầu sử dụng một số loại thuốc trong quá trình điều trị. Bởi vì một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm tổn thương thận.

Gọi khám ngay cùng bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Nội thận trên hệ thống Khám Từ Xa Wellcare khi có các triệu chứng: tăng huyết áp, tiểu máu, đi tiểu thường xuyên, tiểu són, đi tiểu đau, sưng phù bàn tay, đau xương khớp, co rút cơ, loạn nhịp tim, khó ngủ… để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và tư vấn về những trường hợp cần đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy.

Wellcare tổng hợp

- 02-07-2018 -

Bài viết liên quan

  • Xạ hình xương có độ nhạy rất cao, cho hình ảnh tổng quát toàn bộ hệ thống xương, giúp phát hiện những tổn thương lành tính và ác tính. Kỹ thuật xạ hình xương cho phép chẩn đoán được di căn xương sớm, đánh giá đúng giai đoạn bệnh. Xạ hình xương cần được thực hiện cho hầu hết các loại ung thư như một xét nghiệm thường quy. Khám từ xa với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Ung bướu và Nội cơ xương khớp để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và tư vấn về xạ hình xương.

  • Phương pháp chụp CT đại tràng (nội soi đại tràng) có ưu điểm là không cần gây mê, thời gian khảo sát ngắn, bệnh nhân sẽ không bị đau, khó chịu và tránh nguy cơ thủng đại tràng như nội soi thật. Mục đích của chụp CT đại tràng nhằm tìm các tổn thương polyp hoặc u ở đại trực tràng. Polyp là tình trạng dày lên bất thường của niêm mạc đại tràng và có thể phát triển thành ung thư.

  • Xạ hình xương sử dụng các hoạt chất phóng xạ nhằm phát hiện các vùng của xương đang tăng trưởng hoặc đã bị sửa chữa.

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là xét nghiệm phân tích các tế bào máu như bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Những thông số thu được sẽ là căn cứ để chẩn đoán tình trạng sức khỏe và phát hiện các rối loạn như nhiễm trùng, thiếu máu, các bệnh về máu… Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Khám từ xa với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Huyết học để được chẩn đoán, điều trị và tư vấn về những trường hợp cần thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và phết máu.