Đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn là những cơn đau ở trong hoặc vùng xung quanh một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Đôi khi đau tinh hoàn là những cơn đau bắt nguồn ở những khu vực khác như vùng háng hoặc bụng.
Đau tinh hoàn
(Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Đau tinh hoàn là những cơn đau ở trong hoặc vùng xung quanh một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Đôi khi đau tinh hoàn là những cơn đau bắt nguồn ở những khu vực khác như vùng háng hoặc bụng.

Nguyên nhân gây đau tinh hoàn

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau tinh hoàn. Tinh hoàn là một bộ phận rất nhạy cảm, thậm chí chỉ một chấn thương nhỏ cũng có thể gây khó chịu hoặc đau tinh hoàn. Đau tinh hoàn có thể phát sinh từ chính bên trong tinh hoàn hoặc từ các ống xoắn cuộn và mô hỗ trợ đằng sau tinh hoàn (mào tinh hoàn).
Đôi khi, những cơn đau ở tinh hoàn được gây ra bởi các vấn đề phát sinh từ háng hoặc bụng. Những nguyên nhân khác ví dụ như sỏi thận và một số loại thoát vị cũng có thể gây đau tinh hoàn. Đau tinh hoàn trong một vài trường hợp rất khó hoặc không thể xác định được nguyên nhân.
Nguyên nhân gây đau bên trong và xung quanh tinh hoàn bao gồm:

  • Bệnh thần kinh đái tháo đường (tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra)
  • Tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như kháng sinh và hóa chất trị liệu
  • Viêm mào tinh hoàn
  • Hoại thư (cụ thể là hoại thư Fournier: nhiễm trùng hoại tử vùng tầng sinh môn, bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn)
  • Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (viêm mạch máu)
  • Tràn dịch màng tinh hoàn (dịch tích tụ gây sưng bìu)
  • Đau tinh hoàn tự phát (không rõ nguyên nhân)
  • Thoát vị bẹn
  • Sỏi thận
  • Quai bị
  • Viêm tinh hoàn
  • Viêm tuyến tiền liệt (nhiễm trùng hoặc viêm tuyến tiền liệt)
  • U tinh trùng (tích tụ dịch trong tinh hoàn)
  • Chấn thương tinh hoàn
  • Ung thư tinh hoàn
  • Xoắn thừng tinh hoàn (tinh hoàn xoắn)
  • Tình hoàn lạc chỗ (tinh hoàn ẩn)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh (giãn tĩnh mạch trong bìu)
  • Phẫu thuật cắt ống dẫn tinh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tinh hoàn đau đột ngột và dữ dội thì đó có thể là dấu hiệu xoắn thừng tinh hoàn. Tinh hoàn bị xoắn sẽ bị mất nguồn cung cấp máu. Vì vậy, tình trạng này cần phải được điều trị ngay để ngăn ngừa mất tinh hoàn. Nam giới trong bất kì độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị xoắn tinh hoàn, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Đến bệnh viện ngay nếu bạn:

  • Đau tinh hoàn dữ dội và đột ngột
  • Đau tinh hoàn kèm theo buồn nôn, sốt, ớn lạnh hoặc có máu trong nước tiểu.

Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ Nam khoa nếu:

  • Đau nhẹ ở tinh hoàn kéo dài hơn một vài ngày
  • Phát hiện có một cục u hoặc sưng bên trong hoặc xung quanh tinh hoàn.

Tự chăm sóc

Những biện pháp dưới có thể giúp giảm đi phần nào cơn đau ở tinh hoàn:

  • Uống thuốc giảm đau thông thường như Aspirin, Ibuprofen (Advil, Motrin IB,...) hoặc Acetaminophen (Tylenol,...) theo tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ. Không bao giờ cho cho con bạn uống Aspirin mà không có sự đồng ý của bác sĩ, vì Aspirin có liên quan đến hội chứng Reye. Một hội chứng hiếm thấy nhưng có thể đe dọa đến tính mạng trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Sử dụng khăn gấp để nâng đỡ và nâng bìu lên khi bạn nằm xuống.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Nam khoa

Các bước gọi bác sĩ

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

ThS. BS. Trà Anh Duy

Bác sĩ Điều trị khoa Nam Học - Bệnh viện Bình Dân; Tu nghiệp Phẫu thuật Tạo hình Niệu Đạo Sinh dục Nam giới tại Trung tâm Tạo hình Tiết Niệu tại Hoa Kỳ; Thành viên Hội Tiết Niệu Thế giới (SIU), Hội Y học Giới tính Thế giới (ISSM), Hội Niệu Khoa Châu Á (UAA), Hội Niệu Khoa Châu Âu (EAU), Tiết Niệu – Thận Học Việt Nam (VUNA), Hội Nội Tiết Sinh Sản và Vô Sinh Tp.HCM...

tra-anh-duy

ThS. BS. Lê Anh Tuấn

Bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh Tiết niệu – Nam khoa. Thành viên của các tổ chức chuyên môn uy tín tại Việt Nam và thế giới.

Chuyên khám và điều trị: Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược; thân dương vật mọc mụn, có u nhú màu hồng, có vết loét; viêm bao quy đầu, hẹp bao quy đầu, đau nhức bìu...
le-anh-tuan

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-12-2018

    Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi đang ho. Đây là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở các khoa bệnh Phổi cũng như tại phòng Cấp cứu. 

  • 01-06-2022

    Triệu chứng đau nhói ở tim khi hít thở sâu do nhiều nguyên nhân gây ra như: Viêm cơ, sụn, xương ở vùng ngực; viêm dạ dày, thực quản; bệnh lý tim mạch như suy tim, bệnh van tim...

  • 20-08-2018
    Khô âm đạo là vấn đề chung của phụ nữ ở nhiều độ tuổi, tuy nhiên nó thường phổ biến ở phụ nữ có tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn hậu mãn kinh.
  • 21-08-2018
    Bệnh đau bao tử hay còn gọi là bệnh đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói.
  • 20-08-2018
    Quầng thâm dưới mắt là phần da màu tối nằm dưới cả hai mắt. Nó khác với vết thâm tím do chấn thương hoặc tấy đỏ và sưng do nhiễm trùng xung quanh một bên mắt.
  • 20-08-2018
    Tiết dịch âm đạo là quá trình âm đạo thải ra đồng thời dịch nhờn và các tế bào. Dịch âm đạo bình thường có nhiệm vụ giữ cho các mô âm đạo khỏe mạnh, cung cấp chất bôi trơn và bảo vệ âm đạo khỏi viêm nhiễm và kích ứng. Số lượng, màu sắc và độ dính của