Chung sống với chứng mất trí nhớ ở người già

Chứng mất trí nhớ ảnh hưởng toàn diện đến cuộc sống của bệnh nhân, cũng như gia đình họ. Nếu bạn đã được chẩn đoán bị mất trí nhớ, hoặc nếu bạn đang chăm sóc ai đó bị mất trí nhớ, thì những lời khuyên và mẹo sau có thể giúp bạn chung sống hòa bình với nó

Được chẩn đoán là bị mất trí nhớ là một cú sốc ngay cả khi bạn đã nghi ngờ chính mình hay người thân bị bệnh. Những người mất trí nhớ không nên từ bỏ mọi niềm vui và sở thích, thay vào đó, họ nên cố gắng duy trì những hoạt động này và sống độc lập nhất có thể trong phạm vi an toàn.

Bình thường triệu chứng của mất trí nhớ sẽ dần dần nặng lên theo thời gian. Tốc độ nhanh chậm ra sao phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng quát và thể mất trí nhớ mà người bệnh mắc phải.

Theo thời gian, người bệnh sẽ cần sự giúp đỡ trong mọi hoạt động thường ngày và thậm chí cần sự chăm sóc tại nhà của nhân viên y tế khi bệnh trầm trọng. Nếu bạn hay người nhà của bạn bị bệnh, việc bạn cảm thấy lo lắng về tương lai là điều dễ hiểu và bình thường, nhưng bạn không chỉ một mình. Các trung tâm dịch vụ xã hội và các tổ chức tình nguyện đều có thể cung cấp những lời khuyên và hỗ trợ cần thiết cho bạn và gia đình của bạn.

Chú ý lối sống lành mạnh của bản thân khi bạn bị bệnh

Phong cách sống lành mạnh là quan trọng với tất cả mọi người, bao gồm người bị chứng mất trí nhớ, và cũng là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Ăn uống đúng cách và tập thể dục đều đặn cần thiết và quan trọng với mọi người.

Thay đổi thói quen ăn uống là điều có thể gặp phải, đặc biệt là đồi với người bị mất trí nhớ vì họ sẽ gặp khó khăn trong việc diễn tả hoặc gọi tên món ăn họ muốn, điều này có thể dẫn đến giảm cân hoặc suy dinh dưỡng về dài.

Duy trì các mối quan hệ xã hội khi bạn bị bệnh

Bị mất trí nhớ hoặc có người thân bị mất trí nhớ dễ dàng làm cho bạn cảm thấy lạc lõng và tách biệt với người khác. Người bị mất trí nhớ nên giữ liên lạc với mọi người, vì nó giúp họ trở nên tích cực và tha thiết hơn với cuộc sống. Nhiều người bệnh cảm thấy khó có thể chia sẻ về bệnh tình của họ hoặc người thân, hoặc có người muốn giúp đỡ những người mắc bệnh nhưng mà không biết phải làm như thế nào.

Chung sống với chứng mất trí nhớ ở người già
Nếu bạn bị bệnh, và bạn bè người thân chần chừ chưa tìm ra cách để nói chuyện với bạn, bạn hày là người chủ động và nói cho họ biết rằng bạn vẫn cần đến họ và nói cho họ biết họ có thể giúp bạn như thế nào.

Cũng sẽ rất hữu ích cho bạn khi tham gia vào những câu lạc bộ dành riêng cho người mắc bệnh và gia đình có người mắc bệnh. Bạn không bắt buộc phải tham gia, nhưng trở thành một phần của cộng đồng những người mắc bệnh, hoặc câu lạc bộ của những người có người thân bị bệnh, sẽ rất có ích. Bạn vừa có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình, đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn về bệnh, cách chăm sóc người bệnh và học hỏi những kinh nghiệm hữu ích từ người khác, những người đã và cũng đang cùng chung hoàn cảnh như bạn.

Chiến đấu với rối loạn giấc ngủ ở người mất trí nhớ

Bệnh nhân mất trí nhớ thường gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ. Họ có thể thức giấc nhiều lần trong đêm hoặc cảm thấy bồn chồn không yên. Tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng khi mà bệnh tiến triển nặng lên. Người bị mất trí nhớ cũng có thể cùng lúc mắt bệnh khác, như là viêm khớp, điều này gây ra, hoặc góp phần làm tăng rối loạn giấc ngủ.

Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ vào ban ngày và ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Thuốc ngủ có thể được sử dụng để hỗ trợ người bị mất trí nhớ. Tuy nhiên, phong cách sống lành mạnh vẫn là biện pháp tốt nhất. Điều này bao gồm không ngủ ngày, đi ngủ vào giờ cố định và không uống cà phê hoặc rượu vào ban đêm.

Tâm trạng và chứng mất trí nhớ

Người bị mất trí nhớ thường có tâm trạng lên xuống thất thường. Thỉnh thoảng họ sẽ cảm thấy buồn bã và tức giận, hoặc sợ hãi và nản chí khi bệnh tiến triển.

Nếu bạn hoặc người thân của bạn mắc bệnh, có thể bạn sẽ có những ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống và tương lai. Nhưng hãy nhớ rằng bạn không chiến đấu một mình, luôn có những sự giúp đỡ và trợ giúp cho bạn. Hãy chia sẻ giải bày lo lắng của mình với người khác, có thể là bạn bè, người thân, người đồng cảnh ngộ hoặc bác sĩ của bạn, là những người có thể tư vấn hoặc hỗ trợ bạn trong vấn đề bạn đang mắc phải.

Nếu bạn nghĩ ai đó đang bị mất trí nhớ, hãy nói cho bác sĩ của họ biết.

Luôn năng động và vận động khi bạn bị mất trí nhớ

Người mất trí nhớ nên tận hưởng triệt để những thú vui và sở thích của họ. Những hoạt động này đem lại cho người bệnh sự hoạt bát và truyền cho họ động lực, giúp họ duy trì niềm tin yêu cuộc sống.

Đừng từ bỏ bất kì sở thích chỉ vì bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn bị mất trí nhớ. Bạn có thể thay đổi hình thức hoạt động khi bệnh nặng lên, nhưng người bệnh có thể và nên được thư giản giải trí bằng những điều họ muốn.

Chung sống với chứng mất trí nhớ ở người già
Tự chăm sóc bản thân khi mắc bệnh

Tự chăm sóc bản thân là phần quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày, đòi hỏi phải tự có trách nhiệm với sức khỏe bản thân và phối hợp khi người khác giúp đỡ bạn. Điều này bao gồm tiếp tục những hoạt động bạn làm hằng ngày để sống khỏe, duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần, phòng chống bệnh tật và tai nạn cùng với việc tích cực chữa trị khi ốm vặt và khi ốm lâu ngày.

Tự chăm sóc bản thân mang lại lợi ích hết sức to lớn cho những bệnh nhân phải chung sống với bệnh trong thời gian dài. Họ có thể sống lâu hơn, ít đau, lo lắng, tuyệt vọng và mệt mỏi hơn, có chất lượng cuộc sống cao hơn, trở nên năng động và độc lập hơn.

- 28-05-2018 -