Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi – Biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng

Ở Việt Nam có khoảng 10% dân số tương đương với 8 triệu người dân bị bệnh trầm cảm, trong đó 1/3 là người có độ tuổi trên 65, càng về lớn tuổi thì các cơ quan như tim mạch cơ xương khớp, nội tiết, thần kinh sẽ bị suy giảm, vì thế người cao tuổi rất cần được chăm sóc về thể chất lẫn tinh thần. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh trầm cảm ở người cao tuổi để có những hiểu biết điều trị kịp thời khi bản thân hoặc người thân mắc bệnh nhé.

Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

FALSEThế nào là bệnh trầm cảm ?

Trầm cảm là căn bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên tỉ lệ mắc ở người cao tuổi khá cao khoảng 25-30% bởi theo quy luật tự nhiên có những thoái hóa về sinh lí và bệnh lí.

Bên cạnh đó những thay đổi trong cuộc sống, tác động về mặt tâm lí như về hưu, gia đình li tán, con cái hư hỏng,.. sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống tinh thần, gây mất nhận thức về không gian và thời gian, rối loạn về trí nhớ và nhận thức, sẽ dẫn đến cảm thấy buồn chán, căng thẳng, trống trải, nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm vì 60% vụ tự sát là do nguyên nhân trầm cảm mà ra .

Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi – Biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng
Người già có tâm lý rất nhạy cảm, họ có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm rất cao
FALSEBiểu hiện của bệnh trầm cảm

Về tinh thần

Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi thường có những biểu hiện và triệu chứng về tinh thần như:

+ Chán nản và mất niềm tin kéo dài.

 + Dễ giận dữ, cảm thấy bản thân sống không có ý nghĩa.

 + Suy giảm trí nhớ, xuất hiện ảo giác.

 + Không quan tâm tới các hoạt động mà trước đây vẫn hứng thú

 + Lo âu, bồn chồn đứng ngồi không yên.

 + Cảm xúc lo âu, kể lễ, than vãn, lên cơ hoảng sợ.

 + Hãy có những suy nghĩ bi quan, không muốn sống.

+ Suy giảm trí nhớ, hay nghĩ đến chuyện không vui trong quá khứ và hiện tại.

Về thể chất

+ Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ hoặc có thể thức trắng đêm.

+ Táo bón kéo dài.

+ Đau lưng, đau ngực, nhức đầu nhưng uống thuốc không khỏi.

+ Rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon, ăn uống thất thường.

+ Hoạt động chậm chạp, nhanh mệt.

+ Không quan tâm đến ăn mặc, vệ sinh cá nhân.

+ Tăng giảm trọng lượng cơ thể thất thường.

Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi – Biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng
Hãy quan tâm đến những người thân cao tuổi trong gia đình mình hơn để ngăn chặn bệnh trầm cảm ở người già

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người già mắc bệnh trầm cảm, tuy nhiên, về cơ bản thì có thể tóm gọn lại một số nguyên nhân sau:

+ Do căng thẳng quá mức, bạn đời mất, con cái hư hỏng, gia đình li tán, thất nghiệp, đời sống vật chất khó khăn, thay đổi chỗ ở hoặc sau những cơn bệnh nặng như tai biến, tim mạch, tiểu đường,.. bệnh đột ngột, gây hoang mang, rối loạn sinh hoạt trong gia đình.

 + Di truyền: Nếu có một thành viên nào trong gia đình mắc bệnh thì cũng có nguy cơ mắc bệnh, không nhất thiết phải là cha mẹ mắc bệnh truyền cho con cái. Phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam.

+ Do tác dụng phụ của việc sử dụng các loại thuốc trị bệnh khác.

+ Lạm dùng và nghiệm rượu.

+ Mắc bệnh lâu dài sống phụ thuộc vào người xung quanh.

+ Không có con cháu, người thân chăm sóc.

Cách điều trị và phòng bệnh

Người già mắc bệnh trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực và thái độ rất cực đoan, do đó, nếu thấy người thân của bạn có những triệu chứng nên trên thì cần đến bác sĩ để có sự tư vấn và lời khuyên phù hợp để chữa trị bệnh, có thể là:

+ Sử dụng thuốc chống trầm cảm.

+ Xây dựng liệu pháp châm cứu.

+ Sự phối hợp của người thân , quan tâm chăm sóc nhiều hơn, tạo không gian sống đầm ấm vui vẻ bên con cháu.

+ Do người cao tuổi dễ mắc bệnh và các phản ứng phụ của thuốc nên phải chú trọng hơn trong việc sử dụng thuốc, tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia.

+ Giải quyết các vấn đến tâm lí, xung đột, tránh tạo cảm giác cô đơn.

+ Chế độ ăn uống hợp lí, đủ chất, tạo tâm lí thoải mái trong khi ăn.

+ Tránh thụ động, hoạt động nhẹ nhàng tìm niềm vui vào những chuyện đơn giản.

+ Xây dựng một môi trường để họ hòa nhập với cộng đồng, thường xuyên đưa họ đi dã ngoại, đi chơi, thăm bà con bạn bè .

+ Tham gia hoạt động cộng đồng địa phương tập thể dục thể thao, kiểm tra sức khỏe định kì.

- 28-05-2018 -