Vô sinh ở nam giới

Vô sinh là tình trạng vợ chồng không thể có con sau một năm chung sống, dù khi quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Có khoảng 40% trường hợp vô sinh có nguyên nhân là do người chồng, 40% có nguyên nhân ở người vợ và 20% là do cả hai.

Vô sinh ảnh hưởng rất lớn hạnh phúc gia đình, do tư tưởng có từ thời phong kiến: sinh con để có người “nối dõi tông đường”, nếu không có con thì sẽ bị xem là một tội bất hiếu đối với dòng họ. Thêm vào đó, vợ chồng sau một vài năm hiếm muộn dễ sinh ra lo lắng, bất hòa, cãi cọ… Do vậy, các cặp đôi cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây vô sinh để sớm tìm được phương pháp điều trị.

Vô sinh ở nam giới là gì? 

Vô sinh là tình trạng vợ chồng không thể có con sau một năm chung sống, dù khi quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Có khoảng 40% trường hợp vô sinh có nguyên nhân là do người chồng, 40% có nguyên nhân ở người vợ và 20% là do cả hai. 

Vô sinh ở nam giới. (Ảnh minh họa)

Vô sinh được chia thành 2 loại:

  • Vô sinh nguyên phát: Hai vợ chồng chưa từng có con;
  • Vô sinh thứ phát: Đã từng có con nhưng hơn 1 năm rồi chưa có thai lại.

Nguyên nhân gây ra vô sinh ở nam giới

Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới như:

Di truyền

Vô sinh do di truyền có thể xảy ra ở nam và nữ. Đối với nam giới, nguyên nhân là do di truyền nhiễm sắc thể, những bất thường về số lượng và cấu trúc của nhiễm sắc thể... gây nên tình trạng nội tiết tố nam bị rối loạn.

Sử dụng chất kích thích

Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, ma túy… là những nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh ở nam giới. Các chất kích thích góp phần làm suy giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng, làm giảm khả năng thụ tinh của tinh trùng và trứng.

Nhiễm hóa chất

Những đấng mày râu làm việc trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại thì rất dễ mắc chứng vô sinh. Các hóa chất này khi hấp thụ vào cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng hoặc giết chết tinh trùng. Nguy hiểm hơn, các hóa chất độc hại còn khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ.

Ăn uống không đủ chất

Việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất tăng cường sinh lý nam giới như vitamin, kẽm... khiến tinh trùng thiếu chất dinh dưỡng nên hoạt động kém hơn và khiến khả năng thụ thai giảm dần, từ đó dẫn đến vô sinh.

Bệnh lý tinh hoàn

Các bệnh lý ở tinh hoàn như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, ung thư tinh hoàn… gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng và chất lượng của tinh trùng.

Bệnh lý về tuyến tiền liệt

Các bệnh về tuyến tiền liệt cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh trùng như u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy, các đấng mày râu cần tiến hành điều trị bệnh sớm nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản trong tương lai.

Bệnh lý về dương vật

Một số bệnh như hẹp bao quy đầu, dây thần kinh dương vật quá nhạy cảm, ung thư dương vật… có thể gây vô sinh ở nam giới. Các bệnh này cũng ảnh hưởng đến tinh trùng và ham muốn tình dục của nam giới.

Tinh trùng ít hoặc chất lượng kém

Việc sản xuất và hoàn chỉnh tinh trùng bị trục trặc, viêm nhiễm tinh hoàn hay mào tinh, giãn tĩnh mạch trong bao tinh hoàn, bất thường về hormone hoặc do thường xuyên mặc quần chật khiến tinh hoàn bị nóng… đều làm suy giảm chất lượng và số lượng “tinh binh”.

Khả năng di chuyển của tinh trùng hạn chế

Do viêm tuyến tiền liệt, khiến tinh dịch đặc một cách bất thường. Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc trị đau dạ dày và cao huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng.

Tắc đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh hoàn

  • Chủ yếu do viêm ống dẫn tinh, hậu quả của các bệnh lây qua đường tình dục;
  • Niệu đạo không thông ra ngoài ở đầu dương vật mà bị lệch ở giữa thân dương vật, khiến tinh trùng khó đi vào cổ tử cung.

Một số phương pháp điều trị vô sinh nam giới

Việc chẩn đoán nguyên nhân rất phức tạp và quan trọng, nhưng từ đó mới có thể đề ra một phương pháp điều trị đúng và có kết quả tốt.

  • Thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của chồng trong trường hợp rối loạn cương dương hoặc quá ít tinh trùng, khi đó tinh dịch được tích lũy và bảo quản trong các ngân hàng tinh trùng. Hàng tháng, vào đúng ngày trứng rụng, sau khi sàng lọc tinh dịch và loại bỏ các tinh trùng không có khả năng thụ thai, còn lại các tinh trùng khỏe mạnh được bơm vào cổ tử cung của người vợ trong trường hợp người chồng hoàn toàn không có tinh trùng.
  •  Thụ thai trong ống nghiệm bằng tinh trùng và trứng của chính cặp vợ chồng.

Theo Hello Bác sĩ 

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan