Quá mẫn khi mang thai

Quá mẫn là phản ứng dị ứng nghiêm trọng do sự giải phóng của những chất hóa học như histamine từ tế bào dị ứng như tế bào mast. Nguyên nhân của quá mẫn bao gồm thức ăn, thuốc như penicillin và thuốc chống viêm không steroid, cao su và côn trùng đốt. Triệu chứng của quá mẫn có thể bao gồm mề đay, phù mạch, triệu chứng hen, buồn nôn/nôn và tiêu chứng và tụt huyết áp

Quá mẫn cũng có thể xảy ra trong khi mang thai, đặc biệt trong khi chuyển dạ và sinh em bé, và có thể gây nguy hiểm đến thai nhi, vì tụt huyết áp liên quan đến quá mẫn ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến dòng máu đến cơ quan sinh tồn ở thai nhi, như não bộ và tim.

Triệu chứng khác của quá mẫn khi mang thai bao gồm ngứa âm đạo và môi lớn, đau quặn bụng và đau thắt lưng.

Nguyên nhân của quá mẫn khi mang thai

Nguyên nhân của quá mẫn khi mang thai cũng giống như khi không mang thai. Tuy nhiên, trong khi chuyển dạ và sinh con có những nguyên nhân riêng biệt của quá mẫn cần chú ý đến. Trong báo cáo của 23 bệnh nhân bị quá mẫn khi mang thai, 8 người mắc quá mẫn do penicillin, 6 người do cao su, 1 người do ong đốt và những thuốc khác.

Một nghiên cứu lớn ở bệnh viện Texas đánh giá 700.000 phụ nữ sau sinh cho thấy 19 trường hợp quá mẫn, với hơn một nửa trường hợp do penicillin và kháng sinh liên quan. Phần lớn phụ nữ có quá mẫn trong nghiên cứu này sinh mổ.

Quá mẫn khi mang thai

Penicillin và kháng sinh liên quan

Trong khi chuyển dạ và sinh con, những thuốc này được xem là nguyên nhân gây quá mẫn nhiều nhất. Penicillin và kháng sinh liên quan là thuốc dùng để chống liên cầu nhóm B ở trẻ sơ sinh và những nhiễm trùng khác (ví dụ thuốc phòng bệnh trong sinh mổ) và thường được cho uống khi chuyển dạ và sinh con.

Trong khi kiểm tra dị ứng áp da là cách tốt nhất để chẩn đoán dị ứng penicillin, nó không được khuyến cáo trong khi mang thai do có thể xuất hiện nguy cơ quá mẫn. Tránh dùng penicillin được khuyến cáo trong khi mang thai (sử dụng thuốc kháng sinh khác thay thế không chứa penicillin), trừ khi không có thuốc thay thế, ví dụ khi mẹ nhiễm giang mai.

Dị ứng cao su

Dị ứng cao su cũng là nguyên nhân phổ biến gây quá mẫn trong khi chuyển dạ và sinh cơn. Phụ nữ mang thai với tiền sử dị ứng cao su nên được đánh giá trước khi chuyển dạ và sinh con. Phụ nữ mang thai dị ứng với cao su có thể đưa vào môi trường không chứa cao su để sinh con an toàn.

Quá mẫn khi mang thai

Điều trị quá mẫn trong khi mang thai

Điều trị quá mẫn cấp trong khi mang thai không khác với khi không mang thai. Adrenalin thường được sử dụng để điều trị. Nếu sản phụ có tụt huyết áp sẽ được điều trị tích cực với adrenalin, truyền dịch và thuốc khác để duy trì huyết áp. Tụt huyết áp ở mẹ có thể dấn đến thiếu máu não và tim ở thai nhi. Tổn thương não do thiếu oxy có thể xảy ra khi dòng máu bị giảm đến thai nhi kéo dài hơn 5 phút.

Điều trị quá mẫn tốt nhất là dự phòng quá mẫn. Do đó, bác sĩ sẽ hỏi rất kỹ tiền sử dị ứng của thai phụ về dị ứng với thức ăn, thuốc, cao su và côn trùng đốt hay không. Nếu có, sản phụ sẽ được xét nghiệm các tình trạng dị ứng bằng cách sử dụng xét nghiệm máu để giảm nguy cơ quá mẫn do test áp da gây nên.

Tham khảo thêm thông tin về phụ nữ mang thai tại đây

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Trẻ nhỏ thường hay nghịch ngợm, cộng thêm hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến tỷ lệ nhiễm giun sán khá cao. Nhiễm giun sán có thể khiến bé bị thiếu máu, xanh xao, cũng như gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác cho hệ tiêu hóa.
  • 28-05-2018
    Sử dụng thuốc điều trị giun chỉ là việc tiêu diệt giun chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm giun. Vì vậy cần hết sức chú ý giáo dục cho trẻ thực hiện chế độ vệ sinh trong mọi mặt của cuộc sống. Trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc trị giun
  • 09-06-2018
    Ở khoảng 21 tháng tuổi, bé đã có được khả năng làm theo các hướng dẫn đơn giản.Nhưng hầu hết thời gian của tháng này sẽ được bé dùng để tiếp tục thực hành những khả năng mà bé đã đạt được trong một vài tháng trở lại đây (mặc dù thật ra bé chả bao giờ bận tâm đến việc liệu mình có nên hoàn thiện các kỹ năng đó)
  • 28-05-2018
    Sữa đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Một em bé có thể bú sữa mẹ hoặc sữa công thức được bổ sung thêm sắt dựa trên sữa bò hoặc sữa đậu nành, trẻ trước độ tuổi đi học có thể uống sữa socola, thiếu niên có thể uống sữa ít béo…