Những bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em

Những loại bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ bao gồm: Viêm tiểu phế quản, cảm lạnh, viêm thanh khí phế quản cấp (Croup), cúm, nhiễm trùng tai, ban đỏ nhiễm khuẩn, viêm họng, bệnh ban đào, đau mắt đỏ... Cha mẹ cần lưu ý đến các triệu chứng ở trẻ để có thể phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. 

Nhiễm trùng đường hô hấp

Viêm tiểu phế quản


Triệu chứng:

  • Thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
  • Ho và khó thở. 
  • Thở khò khè. 
  • Sốt. 

Cảm lạnh


Triệu chứng:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho và đau họng. 
  • Một số trẻ sẽ chán ăn, nhức đầu và mệt mỏi. 
  • Sốt.

Cách xử trí bệnh viêm tiểu phế quản và cảm lạnh:

  • Uống nhiều nước hoặc sữa, khuyến khích trẻ nghỉ ngơi.  
  • Vẫn có thể cho bé ăn cơm và các thực phẩm rắn khác theo nhu cầu của bé.  
  • Nếu trẻ bị sốt và khó chịu, hãy cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen.  
  • Thông mũi cho bé bằng dụng cụ hút dịch mũi hoặc nước muối pha loãng. 
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại Gọi video với bác sĩ Nhi khoa trên Hệ thống khám từ xa Wellcare nếu: trẻ bỏ bú, sốt cao, khó thở hoặc các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm thanh khí phế quản cấp (Croup)

Triệu chứng: 

  • Cảm lạnh và sốt. 
  • Khàn giọng và ho như chó sủa.    
  • Thở gấp, khó thở.

Cách xử trí:

  • Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng của bé không cải thiện sau 30 phút. 
  • Bệnh thường xuất hiện vào giữa đêm nên bạn có thể đưa bé đi cấp cứu.

Cúm

Triệu chứng:

  • Sốt, có cảm giác ớn lạnh, ho, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi và đau họng. 
  • Chán ăn.

Cách xử trí: 

  • Có thể được phòng ngừa bằng vaccine.
  • Thuốc kháng virus có thể được sử dụng cho những bệnh nhân mắc cúm nặng hoặc trẻ nhỏ. Thuốc nên được sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên để có hiệu quả cao nhất. 

Cả 4 bệnh nêu trên đều có hình thức lây lan là: 

  • Lây nhiễm trực tiếp với người bị bệnh. 
  • Lây nhiễm gián tiếp.
  • Lây qua các giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi.
  • Lây truyền qua không khí.

Viêm họng và sốt tinh hồng nhiệt (scarlet fever)

Triệu chứng:

  • Sốt, đau họng, hạch vùng cổ sưng to. 
  • Ở trẻ bị sốt tinh hồng nhiệt, ban đỏ có thể sẽ nổi khắp cơ thể, ngứa, da thô sần.

Cách xử trí:

  • Hầu hết viêm họng không phải là viêm họng liên cầu khuẩn và không cần dùng thuốc kháng sinh. Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ
  • Để chẩn đoán viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ dùng tăm bông phết lên bề mặt họng để xác định chẩn đoán.

Hình thức lây lan:

  • Lây nhiễm trực tiếp.
  • Lây qua các giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi.

Nhiễm trùng tai

Triệu chứng:

  • Đau tai.
  • Cáu kỉnh và bồn chồn.
  • Hay kéo tai.
  • Có dịch mủ chảy ra từ tai.
  • Trẻ có thể bị sốt hoặc có các triệu chứng của cảm lạnh.

Cách xử trí: Đưa trẻ đi khám tai, và một số trường hợp có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh.

Hình thức lây lan: Bắt nguồn từ bệnh cảm lạnh, nhưng nhiễm trùng tai không lây nhiễm.

Bệnh phát ban

Bệnh thứ 5 (Ban đỏ nhiễm khuẩn)

Triệu chứng:

  • Bệnh thường không nghiêm trọng.
  • Các vết ban ở trên má sẽ lan khắp cơ thể sau 1 ngày Đến khi phát ban, trẻ sẽ không lây nhiễm bệnh nữa.

Cách xử lí:

  • Không cần cho trẻ cách li mọi người vì thời gian lây bệnh là trước khi bé có triệu chứng.
  • Nếu bạn đang có thai và trong nhà có trẻ bị ban đỏ nhiễm khuẩn thì hãy đi khám bác sĩ vì nó có thể gây hại cho thai nhi.

Hình thức lây lan:

  • Lây nhiễm trực tiếp.
  • Lây nhiễm gián tiếp khi tiếp xúc với nước bọt, vùng da bị phát ban.

Chốc lở

Triệu chứng:

  • Những bọng nước chứa mủ xuất hiện quanh miệng, mũi hoặc các khu vực khác.
  • Bọng nước bị vỡ, rỉ nước và tạo thành những lớp da sần có màu sáp mật ong.

Cách xử lí:

  • Rửa sạch vùng da bị chốc lở bằng băng gạc và xà phòng. 
  • Vì đây là bệnh nhiễm khuẩn nên cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Hình thức lây lan:

  • Lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc với da người bệnh. 
  • Lây nhiễm gián tiếp thông qua vi khuẩn dính trên quần áo, khăn tắm...

U mềm lây (Molluscum contagiosum)

Triệu chứng:

  • Có những u thịt nhỏ xuất hiện trên da sau 1 - 6 tháng tiếp xúc với virus.
  • Những u thịt này có màu trắng hồng, bề mặt nhẵn, có vết lõm ở giữa và có dịch màu trắng. 
  • U mềm có thể mọc ở bất cứ nơi nào trên cơ thể của trẻ.
  • Hầu hết trẻ thường mọc khoảng từ 1 - 20 u mềm, một số trẻ có thể mọc đến hàng trăm mụn.

Cách xử trí:

  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định đó có phải u mầm lây hay không. 
  • Rửa tay thường xuyên. 
  • Không cho trẻ dùng chung khăn tắm, quần áo với người khác. 
  • Trẻ vẫn có thể đi học bình thường.

Hình thức lây lan:

  • Bệnh không dễ lây lan. 
  • Lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp (như chạm vào da) hoặc tiếp xúc gián tiếp với quần áo, chăn của người bệnh.
  • Bệnh có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể do gãi.

Bệnh ban đào

Triệu chứng:

  • Thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. 
  • Sốt cao từ 3 - 5 ngày. 
  • Phát ban ở mặt hoặc khắp cơ thể sau khi trẻ hết sốt. Ban thường biến mất sau vài giờ đến 2 ngày.

Cách xử trí:

  • Có thể cho bé uống ibuprofen hoặc paracetamol nếu bé bị sốt và khó chịu.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa. 
  • Giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ, mát mẻ.

Hình thức lây lan:

  • Lây nhiễm trực tiếp thông qua nước bọt của người bệnh. 
  • Bệnh không dễ lây lan.

Một số nhiễm trùng khác

Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc)

Triệu chứng:

  • Mắt đỏ, đau hoặc ngứa.
  • Chảy nước mắt, nhiều ghèn. 
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Cách xử trí:

Hình thức lây lan:

  • Bệnh rất dễ lay lan.
  • Lây nhiễm trực tiếp.
  • Lây nhiễm gián tiếp do tiếp xúc với mầm bệnh trên tay, khăn mặt...

Cúm dạ dày

Triệu chứng:

  • Tiêu chảy, ói mửa.
  • Sốt. 
  • Chán ăn.
  • Đau dạ dày.

Cách xử trí:

  • Nếu trẻ bị nôn mửa, chỉ nên cho uống nước hoặc Oresol cho đến khi bé không còn bị ói lại trong 6 giờ. 
  • Đưa trẻ đi khám khi bé đi ngoài ra máu, nôn liên tục trong vòng 4 - 6 giờ hoặc có dấu hiệu mất nước. 
  • Cho bé uống ibuprofen hoặc paracetamol nếu bé bị sốt và khó chịu.

Hình thức lây lan:

  • Lây nhiễm trực tiếp. 
  • Lây nhiễm gián tiếp do tiếp xúc với vi khuẩn trên da, đồ chơi...

Nguồn tham khảo: Common infections and your childhttps://www.caringforkids.cps....

Khám từ xa Wellcare biên dịch

Hiệu đính: BS Lưu Hồng Vân - Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare

- 13-04-2024 -

Bài viết liên quan