Liên cầu khuẩn nhóm B khi mang thai

Liên cầu khuẩn nhóm B hay vi khuẩn Strep nhóm B (GBS) là một loại vi khuẩn phổ biến cư trú trong đường tiêu hóa, đường tiết niệu và đường sinh dục. Mặc dù loại vi khuẩn này thường vô hại ở người lớn nhưng nó có thể gây ra các biến chứng trong thời kỳ mang thai và gây bệnh nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh.

Liên cầu khuẩn nhóm B hay vi khuẩn Strep nhóm B (GBS) là một loại vi khuẩn phổ biến cư trú trong đường tiêu hóa, đường tiết niệu và đường sinh dục. Mặc dù loại vi khuẩn này thường vô hại ở người lớn nhưng nó có thể gây ra các biến chứng trong thời kỳ mang thai và gây bệnh nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh.

(Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng của liên cầu khuẩn nhóm B đến sức khỏe của mẹ và bé

Phần lớn phụ nữ mang khóm liên cầu khuẩn nhóm B không biểu hiện triệu chứng bên ngoài hoặc không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số nhỏ có thể bị viêm đường tiết niệu hoặc viêm tử cung. Tuy nhiên ảnh hưởng lớn nhất là phụ nữ mang vi khuẩn vào những tháng cuối thai kỳ có thể sẽ truyền vi khuẩn sang cho con.

Nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ

- Nhiễm trùng đường tiểu.

- Nhiễm trùng nhau thai và dịch ối.

- Nhiễm trùng huyết (vi khuẩn trong máu).

- Trường hợp hiếm, liên cầu khuẩn nhóm B gây nhiễm trùng màng lót tử cung (nội mạc tử cung) sau khi sinh nở; làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sau khi sinh.

Nguy cơ lây bệnh cho bé

Vi khuẩn này có thể lây sang bé khi sinh thường, nếu bé tiếp xúc với chất dịch có chứa vi khuẩn của mẹ. Có hai loại nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh: (1) giai đoạn sớm và (2) giai đoạn muộn.

  • Giai đoạn sớm:

Nhiễm giai đoạn sớm xảy ra vào tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh, thường trong vòng 24-48 giờ sau khi sinh. Chỉ một số ít trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khi tiếp xúc với vi khuẩn của người mẹ trong quá trình di chuyển qua âm đạo. Tuy nhiên, một số yếu tố chẳng hạn như sinh non có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh. Trong giai đoạn sớm, các biến chứng gây ra cho bé bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng huyết, và viêm màng não.

  • Giai đoạn muộn

Nhiễm giai đoạn muộn xảy ra sau 6 ngày tuổi. Loại viêm nhiễm này xảy ra do mẹ truyền cho con trong quá trình sinh hoặc do tiếp xúc với người mang khóm vi khuẩn. Viêm nhiễm trong giai đoạn muộn có thể dẫn đến viêm màng não và các bệnh khác.

Khi nào thì phụ nữ mang thai cần làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B?

Khoảng 10 – 35% tất cả phụ nữ có sức khỏe tốt khi mang thai đều có vi khuẩn này. Có thể trong quá trình mang thai mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp phải bất cứ triệu chứng nào. Nhưng điều này không có nghĩa là mẹ âm tính với nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, vì vậy phụ nữ mang thai nên đi làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B vào khoảng giữa tuần thứ 35 đến 37. Khi tiến hành xét nghiệm, lấy mẫu thử từ tử cung và trực tràng bằng cách quét tăm bông. Quá trình này nhanh và không hề gây đau đớn. Sau đó mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy trong môi trường đặc biệt.

Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính (nghĩa là có mang mầm vi khuẩn GBS trong người), mẹ sẽ được truyền kháng sinh tĩnh mạch trong quá trình vượt cạn và phương pháp điều trị này giảm hoàn toàn rủi ro cho bé.

(Ảnh minh họa)

Phòng ngừa, điều trị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

Tất cả mẹ bầu từ tuần 35-37 nên đi kiểm tra định kỳ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

Mẹ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B chỉ được điều trị khi bắt đầu chuyển dạ hoặc vỡ ối.

Điều trị kháng sinh dự phòng chỉ bắt buộc trong trường hợp sau:

  • Mang thai trước tuần thứ 37.
  • Vỡ ối trước đó 18 tiếng hoặc hơn
  • Sốt cao trên 38ºC.

Những trường hợp mẹ nên được điều trị liên cầu khuẩn nhóm B khi sinh nở:

  • Đã từng có con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu vì liên cầu khuẩn nhóm B.

Có thể phòng tránh viêm nhiễm này ở trẻ sơ sinh không?

Việc sử dụng xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B trong giai đoạn cuối của thai kỳ và điều trị trong quá trình sinh có thể giúp phòng tránh viêm nhiễm giai đoạn sớm. Tuy nhiên nó không thể giúp tránh viêm nhiễm giai đoạn muộn. Một số dấu hiệu và triệu chứng viêm nhiễm giai đoạn muộn mẹ bầu cần biết:

  • Trẻ hoạt động chậm hoặc không hoạt động
  • Trẻ quấy khóc
  • Trẻ bú sữa kém
  • Trẻ bị nôn
  • Trẻ bị sốt cao

Nếu trẻ bị một trong những triệu chứng trên thì cần Gọi ngay bác sĩ Nhi Khoa.

Nguồn tham khảo: Mẹ và bé, Y học cộng đồng

Wellcare tổng hợp

- 20-04-2021 -