GS.TS Phạm Nhật An: Tẩy ‘lông đẹn’ cho con là phản khoa học

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe&Đời sống, Nhà giáo nhân dân.GS.TS Phạm Nhật An cho biết: “Tẩy lông đẹn cho trẻ là cách làm theo kiểu truyền miệng, không có cơ sở thực tiễn về mặt khoa học. Trong giới chuyên môn nhi khoa không có bệnh nào là bệnh “lông đẹn””.

Đua nhau tẩy “lông đẹn” cho trẻ

Sự việc bắt đầu từ những dòng chia sẻ trên facebook với nội dung: “Lông đẹn ẩn sâu dưới da nên con ngứa ngày khó chịu, bé thì làm sao biết gãi chỉ viết vặn mình như sâu đo ấy. Các mẹ lấy lòng trắng trứng gà với nước cốt chanh thoa khắp người để đánh lông đẹn cho bé. Đánh đến đâu lông đẹn trồi lên cứng ngắc luôn. Xong lấy bột mỳ xoa để lấy đi lông đẹn nha. Đánh bằng lòng bàn tay để con không bị rát…”.

Facebooker này còn tư vấn thêm: “Bảo sao con ngủ không yên, 5 phút vặn mình một lần, đang ngủ ngon mà vặn là trẻ dậy, mà mới ti no xong vặn mình là trớ. Tiếc là mình biết bí quyết này muộn quá, áp dụng cho đứa sau vậy. Chúc các mẹ thành công…”.

GS.TS Phạm Nhật An: Tẩy ‘lông đẹn’ cho con là phản khoa học
GS.TS Phạm Nhật An: Tẩy ‘lông đẹn’ cho con là phản khoa học

Tẩy lông đẹn cho trẻ đang lan truyền khắp mạng xã hội. Ảnh: Internet.

Ngay lập tức, các mẹ bỉm sữa đua nhau chia sẻ cách làm này tràn ngập facebook và trong các nhóm, hội nuôi con. Nhiều mẹ tỏ ra hào hứng cho biết đang và sẽ tiến hành tẩy lông đẹn cho con. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi, một số bà mẹ tỏ ra hối hận vì đã mù quáng tin theo và lo sợ tình trạng của con ngày càng tồi tệ.

Nickname O.V chia sẻ: “Mình đã từng làm và thấy rất hối hận vì đã áp dụng phương pháp này. Khi cho bột mỳ vào lông đẹn sẽ vón lại thành từng cục nhỏ và các mẹ sẽ phải vặt như… vặt lông gà mới bật được đám lông đó ra. Khi nhổ bé bị đau, mình biết vì con khóc mỗi khi mình nhổ, mà da con bị đỏ lên nữa. Mình cũng thử trực tiếp lên tay mình và thấy khá đau. Các bạn cũng biết trẻ sơ sinh thì không thể ở trần lâu được, phải mất ba bốn hôm mới nhổ hết được lông đẹn cho con. Bạn thử tưởng tượng để bé ngủ với đám lông rặm rặm như thế đi, còn khó chịu hơn gấp trăm nghìn lần những cái lông đẹn bình thường. Con mình quấy khóc mất một tuần, sau khi mình nhổ được hết chỗ lông đẹn đó. Chia sẻ từ kinh nghiệm của bản thân, một bà mẹ đã phải khóc vì trót dại nghe theo lời khuyên của người khác…”.

GS.TS Phạm Nhật An: Tẩy ‘lông đẹn’ cho con là phản khoa học

Ảnh: Internet

Một mẹ khác thì cảnh báo: “Các mẹ đừng trị lông đẹn theo cách mọi người chia sẻ nữa. Em không tìm hiểu kỹ đã làm luôn cho con. Mọi khi đặt lưng con xuống giường thì lông ngứa nên con giãy, em làm xong đặt con xuống không thấy con giãy nữa nên nghĩ là tốt nhưng đến giờ lưng con đau rát, con còn khóc nữa. Các mẹ đừng làm nữa nhé!”.

Trẻ nhỏ vặn mình là chuyện bình thường!

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe&Đời sống, Nhà giáo nhân dân.GS.TS Phạm Nhật An, Giảng viên cao cấp Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Hà Nội, Nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Nguyên Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết: “Tẩy lông đẹn cho trẻ là cách làm theo kiểu truyền miệng, không có cơ sở thực tiễn về mặt khoa học. Trong giới chuyên môn nhi khoa không có bệnh nào là bệnh “lông đẹn””.

“Việc tẩy lông đẹn như mọi người nói bằng lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt chanh sẽ không tốt cho trẻ. Trứng gà sống dùng cho trẻ sơ sinh không đảm bảo an toàn, thậm chí rất có thể trứng gà sống có thể mang mầm bệnh của cúm gia cầm. Đó là chưa kể đến nước chanh dễ gây hại cho da em bé vì trong nước cốt chanh chứa nhiều axit không tốt cho làn da non nớt của trẻ”- GS. An nhấn mạnh.

GS.TS Phạm Nhật An: Tẩy ‘lông đẹn’ cho con là phản khoa học

GS.TS Phạm Nhật An

Sau khi xem những hình ảnh của các mẹ chia sẻ trên mạng xã hội về lông đẹn ở trẻ sơ sinh, GS. An cho rằng: “Đó có thể là hiện tượng sẩn ngứa da ở trẻ, có thể do dị ứng hoặc trẻ bị một chứng viêm da nào đó như viêm chân lông chẳng hạn. Do vậy, nhất thiết cần đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị, không nên làm theo mách bảo, truyền miệng vô căn cứ”.

Giải thích việc có mối liên quan nào không giữa hiện tượng rướn mình, vặn mình ở trẻ sơ sinh đến “lông đẹn” như các mẹ mô tả, GS. An cho biết: “Rướn mình, vặn mình ở trẻ sơ sinh là chuyện hết sức bình thường, chỉ khi nào trẻ có kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: ăn kém, ngủ không được, sút cân, tiêu chảy, rụng tóc… thì cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám điều trị kịp thời”.

“Cũng giống như người lớn đôi khi cần vươn vai, thì với trẻ nhỏ vặn mình, rướn mình không có gì đáng lo ngại”- GS. An khuyến cáo.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 07-06-2018

    Bé đã bắt đầu khám phá tay mình cách đây vài tuần và bây giờ bé mới thực sự mê mẩn chúng. Bé ngắm nghía, nghiên cứu hai bàn tay, đưa tay vào miệng ngậm và cố gắng mút các đầu ngón tay. Bạn đừng quá lo lắng nếu con cứ mải mê với những ngón tay vừa mới được khám phá như thế.

  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (13+0): Thai 13 tuần tuổi. - Tuổi thai (13+1): Thai 13 tuần một ngày. - Tuổi thai (13+2): Thai 13 tuần hai ngày. - BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm) - AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm) Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép trong
  • 28-05-2018
    Sôcôla, mà đặc biệt là sôcôla đen có chứa các flavonoid, một loại polyphenol tự nhiên, có tác dụng chống oxy hóa. Flavonoid có nguồn gốc thực vật như rau củ, quả mọng nước và trà xanh, và cacao (thành phần chính của sôcôla) đã được chứng minh có
  • 28-05-2018

    Một trong những đường dùng thuốc phổ biến nhất là thuốc viên uống (viên nén hoặc viên nang). Hướng dẫn thông thường nhất khi sử dụng dạng thuốc này là cho trẻ nuốt trọn viên thuốc với một ít nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ không thể tự nuốt, câu hỏi mà các bậc cha mẹ thường hay quan tâm nhất là có nên nghiền nhỏ thuốc viên thành bột (với viên nén) hoặc tháo vỏ nang (với viên nang) hay không.

  • 28-05-2018
    Trẻ chậm phát triển không nạp đủ cũng như không được cung cấp hay hấp thu đủ lượng calo cần thiết để đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu. Thông thường, bệnh chậm phát triển được phân loại thành chậm phát triển thể chất và chậm phát