Dạy con cách quản lý tiền

Phần lớn cha mẹ Việt thường chú trọng cho con học văn hóa và các kỹ năng từ rất sớm nhưng quên mất một điều vô cùng quan trọng khác: dạy con tiêu tiền. Nếu trẻ được phát triển những

Phần lớn cha mẹ Việt thường chú trọng cho con học văn hóa và các kỹ năng từ rất sớm nhưng quên mất một điều vô cùng quan trọng khác: dạy con tiêu tiền. Nếu trẻ được phát triển những kỹ năng tài chính từ sớm, chúng sẽ biết cách đương đầu với những thử thách về tài chính khi trưởng thành. Dạy cho trẻ những thứ thật cơ bản như làm sao để chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt về sử dụng tiền trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng trẻ có thể học cách tiêu tiền bằng việc quan sát cha mẹ và người thân trong gia đình, vì thế bạn nên làm gương cho trẻ trong cách quản lý tiền của chính mình.

Thời điểm nào là thích hợp để dạy trẻ về đồng tiền?

Thông qua những tình huống thực tế trong cuộc sống, bạn hãy dạy trẻ về giá trị của đồng tiền và làm thế nào để có được tiền. Sau đây là một số cách giúp trẻ làm quen với tiền:

Tại ATM
Khi bạn đi rút tiền ở cây ATM, hãy giúp bé hiểu ATM chỉ là nơi giữ tiền bạn đã vất vả kiếm được và tiết kiệm. Đó không phải là một cái máy để làm ra tiền. Đồng thời phải giải thích cho bé biết nếu rút tiền từ ATM thì số tiền còn lại sẽ ít hơn.

Tại siêu thị
Khi mua bất kỳ món hàng nào ở siêu thị, bạn có thể giải thích với con về giá cả món hàng, về những lựa chọn khác rẻ hơn hoặc đắt hơn. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn đi dạo quanh mua sắm với giá tốt nhất. Bạn có thể yêu cầu bé so sánh giá của các món hàng và chọn ra món rẻ nhất. Nếu thứ bé chọn là một nhãn hiệu thông thường, hãy giải thích tại sao lại có sự khác biệt về giá giữa các nhãn hiệu.

 Trả hóa đơn
Nếu bạn nhận được hóa đơn thanh toán tại nhà, hãy tận dụng cơ hội để nói với con rằng điện hoặc nước đều phải trả tiền. Bạn có thể giải thích rằng để trả 1 triệu đồng hóa đơn tiền điện, cha mẹ đã phải làm việc mấy ngày để kiếm số tiền đó. Điều này giúp trẻ học cách tiết kiệm điện, nước và tắt các thiết bị khi không sử dụng.

Lên ngân sách
Cho trẻ tham gia vào các cuộc thảo luận về ngân sách chi tiêu trong gia đình là một cách bạn nói chuyện với trẻ về tiền. Điều này giúp trẻ có một cái nhìn tổng quan về các chi phí và cách chi tiêu.

art-942-img1
(Ảnh minh họa)

Khái niệm về tiền bạc ở các độ tuổi khác nhau

Khi lớn lên, trẻ sẽ có những trải nghiệm khác nhau và hiểu biết tốt hơn về tiền bạc. Ở mỗi độ tuổi, cha mẹ nên giúp trẻ biết một số điều cần thiết sau:

Trẻ ở độ tuổi mầm non
Tiền bao gồm tiền mặt và đồng xu với các mệnh giá khác nhau.Tiền kiếm được bằng cách lao động và làm việc.Tiền dùng để mua những thứ cần thiết. Có sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu.

Trẻ học tiểu học
Đi dạo một vòng và so sánh giá cả trước khi mua bất cứ thứ gì là một thói quen tốt cần hình thành cho trẻ. Cẩn thận khi mua sắm trực tuyến và không bao giờ chia sẻ bất cứ thông tin cá nhân trên mạng. Trẻ cần kiên nhẫn khi tiết kiệm và biết đưa ra các lựa chọn khi muốn chi tiêu hay mua sắm.

Thanh thiếu niên
Sẽ tốt hơn nếu sử dụng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng. Dạy cho trẻ hiểu một số điểm cơ bản về thẻ tín dụng, chẳng hạn sử dụng thẻ tín dụng giống như là nhận một khoản vay và phải trả lại với lãi suất. Dạy trẻ cách dành một khoản tiền tiết kiệm để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nếu làm việc bán thời gian, nhắc trẻ kiểm tra số tiền mình nhận được có đúng không.Dạy trẻ cách lên ngân sách để biết mình đã chi tiêu như thế nào.

kidsmoneymanagementbanks

(Ảnh minh họa)

Làm thế nào giúp trẻ triển khả năng và sự độc lập về tài chính

Tiền tiêu vặt

Ngay khi trẻ hiểu rằng tiền được sử dụng để mua những thứ cần thiết, hãy cho trẻ một khoản tiền tiêu vặt mỗi tuần và để trẻ tự quyết định chi tiêu với số tiền đó. Trẻ có thể mắc những sai lầm nhỏ ngay bây giờ nhưng vẫn tốt hơn là chúng sẽ mắc sai lầm lớn sau này.

Danh sách mua sắm

Yêu cầu trẻ giúp bạn lên danh sach các vật dụng cần thiết cho gia đình.

Dạy trẻ trở thành người tiêu dùng thông minh

Dạy trẻ biết so sánh về giá cả và chất lượng của món hàng, và đâu là sự lựa chọn khôn ngoan. Đối với mua sắm trực tuyến, hãy đảm bảo rằng con bạn mua sắm trực tuyến một cách an toàn và biết làm thế nào để phát hiện lừa đảo.

Đặt mục tiêu

Giúp con đặt mục tiêu và theo dõi các khoản tiết kiệm thông qua một biểu đồ. Với trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, bạn nên lập một tài khoản ngân hàng cho trẻ để theo dõi chi tiêu và tiết kiệm.

Lên kế hoạch cho sự kiện

Cho trẻ tham gia lên kế hoạch và ngân sách cho dịp đặc biệt chẳng hạn như đi du lịch hoặc sinh nhật.

Chia sẻ

Khuyến khích trẻ biết giúp đỡ người khác nhưng cần dạy trẻ nên giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh nào và sử dụng số tiền ra sao.

(Tổng hợp lại từ Money Smart)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan