Dạy con cách phòng tránh xâm hại

Cha mẹ nào không lo lắng khi con mình một mình ra đường??? Ai không thót tim khi con bước chân đi và thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy bóng dáng con từ xa an toàn và vui vẻ trở về? Ai là người không giật mình khi đọc những tin tức giật gân trên mạng, trên báo chí? Vậy làm sao để con an toàn.

Vâng, việc đơn giản nhất là dạy con tự vệ. Có vô số cách được các mẹ đưa ra: - Cho con đi học võ ạ. - Dạy con cắn vào tay kẻ nào chạm vào mình. - Dạy con ko tiếp xúc với người lạ. - Dạy con ... Sau đây, tôi sẽ liệt kê ra một số những kiến thức trẻ cần biết để phòng tránh xâm hại.

1. Các bé cần học về những vùng cấm trên cơ thể. Cha mẹ có thể mua cho con đồ lót vừa người và dặn con. Khu vực cơ thể bên trong đồ lót là khu vực CẤM ĐỊA. Tuyệt đối con không được cho ai động vào khu vực này, trừ khi con bị bệnh và cha mẹ đưa con đi bác sĩ để khám.

Dạy con cách phòng tránh xâm hại

2. Các bé cần được biết cách ứng xử lịch sự và có khoảng cách. Cha mẹ có thể dạy con quy tắc 3 vòng tròn như sau. Bên trong vòng màu xanh ở chính giữa có bố mẹ đẻ. Đó là những người chăm sóc dạy dỗ con, nên được phép động vào một số bộ phận trên cơ thể của con, trừ khu vực đồ lót. Phần giữa vòng mầu xanh và vàng là khu vực của người nhà, đó là ông bà, anh chị em…. Những người đó chỉ được cầm tay con, hạn chế tối đa động vào khu vực khác. Giữa vòng vàng và đỏ là những người quen (hàng xóm, bạn bố mẹ….) con chỉ nên bắt tay nếu họ yêu cầu. Còn tuyệt đối không cho họ động vào các phần khác của cơ thể. Bên ngoài vòng mầu đỏ là người lạ. Tuyệt đối xua tay nếu họ đến quá gần, nếu cần thì chạy trốn.

3. Các bé cần học cách ứng xử phù hợp với người lạ. Các cha mẹ cần dạy con không mở cửa cho khách khi bố mẹ không có nhà. Lịch sự trả lời khách rồi rút về phòng riêng.

Nếu đi trên đường mà có người rủ rê con thì tuyệt đối không đi theo. Nếu họ đi theo con thì con nên chạy đến chỗ chú công an và nhờ chú đưa con về nhà. Nếu không có chú công an ở gần đó thì chạy lại phía các bà phụ nữ già nhất. Cần thiết thì đưa bà qua đường. Kẻ gian (nếu có) sẽ nghĩ là con gặp người thân và bỏ đi.

Dạy con cách phòng tránh xâm hại

4. Con cần học cách xử lý khi bị người khác động vào phần kín: Thực tế chứng minh là rất nhiều người lớn coi việc động chạm vào các bộ phận của cơ thể trẻ con là bày tỏ tình cảm. Nhiều người véo, cấu, sờ mó vào các bộ phận kín của trẻ một cách công khai và thản nhiên. Trong trường hợp đó, các con nên hét váng lên thật to để bày tỏ sự không hài lòng. Dù người quen hay người lạ, khi nghe con hét lên họ cũng hoảng sợ và rụt tay lại ngay. Sau đó con nói với họ thật cương quyết: Con không thích bị sờ vào người, cô/chú/bác/ông/bà còn làm thế, con sẽ mách công an.

5. Các bé cũng cần học cách xử trí trong trường hợp đang ở trên xe bus, bị ai đó áp sát để sờ soạn. Nếu con đang đi xe bus mà có người cứ tìm cách áp sát con, hoặc sờ mó, con cần phải hét thật to: Anh/chú làm gì thế? Đừng có động vào người cháu. Trên xe bus, mọi người sẽ bênh vực con nếu con phản ứng rõ ràng và quyết liệt. Nếu con im lặng, chắc chắn họ sẽ bám theo và tiếp tục hại con.

6. Các bé cần biết cách thoát thân khi bị kẻ gian tóm chặt. Các bé hô lớn là “cháy nhà”. Câu hô này sẽ khiến những người xung quanh (nếu có) lao ra ngoài để xem.

Kẻ gian nghe thấy giật mình sợ hãi nên có thể giật tay ra và chạy thật nhanh. Các bé cũng có thể đạp thật mạnh vào vùng chính giữa của bụng kẻ gian. Khu vực đó là khu vực có nhiều dây thần kinh, sẽ làm kẻ gian đau đến choáng váng. Như vậy, việc thoát ra sẽ dễ dàng hơn nhiều rồi.

- 08-04-2019 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Trẻ em thường hay bị ốm, kể cả khi bạn chăm sóc trẻ vô cùng cẩn thận. Và sự thật là, bạn chỉ có thể chăm sóc cho trẻ một cách toàn diện khi trẻ còn ở lứa tuổi sơ sinh. Một khi trẻ đã đến tuổi đi mẫu giáo hoặc có thể chơi ở bên ngoài, chúng sẽ tiếp xúc
  • 28-05-2018
    Căng thẳng tâm lý khiến bé dễ ốm khi bắt đầu đi nhà trẻ. Đa số các bé lần đầu đến môi trường mới đều sợ hãi, khóc nhiều, bám mẹ và phản kháng. Những vấn đề tâm lý này khiến bé không muốn ăn, khóc đến khản đặc họng, tổn thương tâm lý và ảnh hưởng
  • 28-05-2018
    Bí đỏ giàu vitamin A, kali và sắt, phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi. Bí đỏ giàu vitamin A, kali và sắt, phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi tuần cha mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 - 2 bữa bí đỏ (mỗi bữa 1 miếng nhỏ), để tránh hiện tượng vàng
  • 28-05-2018
    Cam tươi có chứa carotene, nếu ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy và thậm chí dẫn đến một số bệnh về xương. Các bác sĩ thuộc Đại học Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết những thực phẩm dưới đây có chất dinh dưỡng cao hoặc rất ngon miệng