Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 37

Bây giờ và trong vài tháng tới, nỗi sợ của bé khi phải xa mẹ bắt đầu lên đến đỉnh điểm. Mặc dù chuyện bé bám mẹ và sợ người lạ là hoàn toàn bình thường, nhưng đôi khi nó lại gây khó khăn cho ông bà, hoặc những người chăm trẻ. Bạn có thể giúp bé xa mẹ

Bé phát triển như thế nào?

Tách khỏi mẹ

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 37

Bây giờ và trong vài tháng tới, nỗi sợ của bé khi phải xa mẹ bắt đầu lên đến đỉnh điểm. Mặc dù chuyện bé bám mẹ và sợ người lạ là hoàn toàn bình thường, nhưng đôi khi nó lại gây khó khăn cho ông bà, hoặc những người chăm trẻ. Bạn có thể giúp bé xa mẹ tạm thời dễ dàng hơn bằng cách dặn mọi người tiếp cận bé một cách chậm rãi và nhẹ nhàng, và cho bé làm quen với việc không có bạn bên cạnh.
Bé có thể sẽ mút tay hoặc núm vú giả như một biện pháp tự trấn an mình, nên bạn cứ yên tâm về điều đó.

Mẹo nhỏ khi đi du lịch

Vì bé bắt đầu cảm thấy lo lắng mỗi khi xa mẹ, nên đây có thể là thời điểm khó khăn để bạn dành cho mình một khoảng thời gian dài nghỉ ngơi và thư giãn. Nhưng cho bé đi cùng cũng không phải là chuyện dễ vì bé có thể bị sốc, tỏ ra vô cùng sợ hãi khi đến một nơi xa lạ và có quá nhiều người mà bé chưa hề quen biết. Kết quả chuyến đi không còn quá nhiều ý nghĩa khi bạn chỉ tập trung lo lắng cho con.
Ở độ tuổi này, bé chưa thể hiểu được khái niệm du lịch mà chỉ biết được rằng mình đang ở một nơi hoàn toàn mới và có nhiều người lạ. Hãy chuẩn bị tinh thần cho việc bé sẽ trở nên cáu kỉnh, quấy phá, khóc nhè và thích bám lấy mẹ. Những lúc này bạn có thể đánh lạc hướng bé bằng cách đưa cho bé một vài cuốn truyện tranh màu, đồ chơi chút chít, những con rối tay hay bất kì món đồ nào miễn nó an toàn với bé. Nếu bé thích núm vú giả, bạn có thể mang phòng hờ vài cái để sẵn sàng đối phó mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu về: Cảm lạnh ở bé

Nên làm gì khi bé bị cảm lạnh?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 37

Cảm lạnh thông thường rất phổ biến ở trẻ: Khoảng 8/10 trẻ bị cảm lạnh trong hai năm đầu đời. Cảm lạnh hầu như chỉ gây cho bạn nhiều phiền toái khi chăm sóc bé, chứ đó không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Việc chăm sóc chủ yếu khi bé bệnh là giữ cho bé luôn được thoải mái để cơ thể bé tự chiến đấu với vi rút và hồi phục. Để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, bạn nên:

  • Để bé nghỉ ngơi nhiều. Khi bệnh, bé cần được ngủ nhiều và sâu hơn bình thường.
  • Để một vài tấm khăn mềm dưới nệm của bé để nâng đầu bé lên một chút cho bé dễ thở hơn.
  • Tắm nước ấm cho bé.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể bé bằng sữa mẹ, sữa bột và nước.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mũi sinh lý và ống hút mũi cao su để làm giảm và loại bỏ chất nhầy ở mũi bé.
  • Đặt máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương trong phòng, có thể mang bé vào phòng tắm xông hơi nước khoảng 15’ để cho bé thở dễ hơn.
  • Có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ sơ sinh nếu như bé sốt, quan trọng là bạn phải xác định liều lượng sử dụng sao cho hợp lý với cơ thể của bé. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy hỏi ý kiến các bác sĩ.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn sau 5 ngày hoặc kéo dài trên 10 - 14 ngày, hãy gọi bác sĩ chuyên khoa Nhi. Hoặc gọi nếu bé bắt đầu thở khò khè, khó thở, khóc liên tục khi bú và khi ngủ, giật tai liên tục và nhiệt độ đo ở hậu môn trên 38 độ C.

Làm thế nào để phòng ngừa cảm lạnh?

Rửa tay cho bé thường xuyên và nhắc nhở mọi người xung quanh nên rửa sạch tay trước khi chạm hoặc bế bé. Giữ bé tránh xa những ai đang bệnh và khói thuốc lá, tăng cường cho bé bú bằng sữa mẹ để tăng đề kháng giúp bé tránh xa bệnh tật.

Cuộc sống của bạn: Ăn nhanh lành mạnh

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 37

Ăn nhanh dường như đã trở nên vô cùng quen thuộc với cái ông bố bà mẹ bận rộn. Một số cách sau đây sẽ giúp bạn luôn đảm bảo sức khỏe dù phải ăn uống qua loa nhanh chóng:

  • Luôn mang theo thức ăn. Khi đi làm hay đi chơi, hãy mang theo những túi dinh dưỡng, hay thức ăn nhẹ tự làm. Cố gắng trữ sẵn thức ăn lành mạnh trong nhà bếp. Nếu làm được điều đó, bạn sẽ tránh xa những thực phẩm không hợp vệ sinh ngoài đường, cũng như các loại thức ăn nhanh nghèo dinh dưỡng...
  • Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Một số lựa chọn tuyệt vời cho bạn: thực phẩm ít đường, trái cây tươi, lúa mạch nguyên hạt hoặc ngũ cốc, bánh quy kèm phô mai, rau sống, sữa chua, hoặc khoai tây chiên... Xay trái cây tươi với sữa hoặc sữa chua để có một ly sinh tố dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Uống nước. Luôn giữ cho cơ thể đủ nước, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú. Nếu nước tiểu của bạn trong hoặc có màu vàng nhẹ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang uống đủ nước. Nhưng hãy luôn để ý đến những gì bạn uống, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các bà mẹ nên hạn chế uống những thức uống có chứa caffeine như: cà phê, nước tăng lực, ca cao… vì chúng vừa tốn kém lại vừa góp phần khiến bé trở nên cáu kỉnh và mất ngủ (nếu bé vẫn còn bú sữa mẹ).

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan