Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 36

Bé có thể bò lên cầu thang, bước đi chập chững, và di chuyển men theo tường hay vịn tay vào đồ vật. Bé ở tuổi này thậm chí còn bước được vài bước liền. (Một số ít bé bây giờ đã biết đi - và có nhiều bé phải đến hơn 1 tuổi mới đi được.

Bé phát triển như thế nào?

Bé chập chững biết đi

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 36

Bé có thể bò lên cầu thang, bước đi chập chững và di chuyển men theo tường hay vịn tay vào đồ vật. Bé ở tuổi này thậm chí còn bước được vài bước liền. (Một số ít bé bây giờ đã biết đi - và có nhiều bé phải đến hơn 1 tuổi mới đi được. Những cột mốc phát triển ở mỗi trẻ là hoàn toàn khác nhau nên thời điểm biết đi cũng rất khác.)
Bé cũng đang học cách khuỵu gối và ngồi xuống, kỹ năng này thường khó hơn bạn nghĩ đấy. Bé có thể bị “mắc kẹt” ở tư thế đứng mà không thể ngồi xuống. Trong trường hợp như vậy, bạn hãy nhẹ nhàng chỉ bé làm thế nào để ngồi xuống.
Có nhiều cách để giúp bé tập đi. Bạn đứng hoặc ngồi quỳ gối trước mặt bé rồi cầm hai tay để giúp bé bước về phía bạn. Thậm chí bạn chỉ cần đưa hai tay về phía bé để khuyến khích bé bước tới. Nhiều bé thích đẩy xe ô tô dành cho trẻ em, loại xe hỗ trợ bé tập đi. Bạn nên chọn loại xe có đế rộng và vững chắc.
Việc đảm bảo an toàn cho bé trong nhà là cần thiết. Đầu tiên, bạn lắp chốt cửa cho tất cả các tủ mà bé không được phép mở ra - vì không thể tránh khỏi việc bé tiến thẳng đến những khu vực này. (Bạn cất hết những hóa chất tẩy rửa hoặc những thứ độc hại lên những ngăn tủ trên cao, ngoài tầm với của con) Bạn cũng nên hạ cũi của bé xuống nấc thấp nhất.

Chưa cần mang giày cho bé

Khi con bắt đầu biết đứng và bước đi chập chững, bạn băn khoăn không biết đã cần mang giày cho bé chưa. Hầu hết các bác sĩ Nhi khoa và chuyên gia đều cho rằng việc mang giày cho bé là không cần thiết cho đến khi bé thường xuyên đi bộ ngoài trời. Thông thường bé có xu hướng khuỳnh chân ra hoặc hai bàn chân bẹt và chĩa sang hai bên khi đi. Cho bé đi chân trần giúp cơ chân và mắt cá chân của bé khỏe hơn và cảm giác về bề mặt tiếp xúc khi đặt chân lên giúp bé giữ thăng bằng tốt hơn.

U đầu ở trẻ

Làm gì khi trẻ bị u đầu?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 36

Xoa dịu bé, nhưng đừng phản ứng thái quá. U đầu là tình trạng rất phổ biến ở trẻ tập đi và phần lớn các trường hợp đều không gây chấn thương nghiêm trọng. Chườm đá khoảng 20 phút để làm giảm chỗ sưng. Cho trẻ bú hoặc làm trẻ quên đi cảm giác lạnh vì túi chườm đá.
Gọi bác sĩ chuyên khoa Nhi nếu trẻ có những biểu hiện bất thường sau khi bị ngã u đầu. Bạn là người hiểu rõ bé nhất, vì vậy hãy làm theo bản năng của người mẹ và hỏi ý kiến chuyên gia nếu bạn thấy nghi ngờ.
Đến gặp bác sĩ nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu như nôn ói, cáu kỉnh hay lờ đờ bất thường, buồn ngủ hoặc chóng mặt, khóc hoặc la hét trong một khoảng thời gian dài, chỗ sưng rất to, có vết rách sâu và liên tục chảy máu, có vết bầm tím sau tai, nổi chấm xanh hoặc đen mà không biết tại sao, xung huyết ở lòng trắng của mắt, chảy máu hoặc chất dịch màu hồng từ miệng, mũi hoặc tai. Những triệu chứng này đều có thể là dấu hiệu của chấn thương nghiêm trọng.
Gọi cấp cứu ngay nếu trẻ mất ý thức hoặc không thở được sau khi ngã, và trong trường hợp này, phải dành vài phút để hô hấp hồi sức tim phổi cho trẻ.

Làm sao phòng tránh các chấn thương đầu nghiêm trọng?

Bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn mọi tình huống bé có thể bị ngã u đầu bầm trán, nhưng dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa có hiệu quả:

  • Đặt các vật dụng trong nhà và ti vi màn hình phẳng an toàn để không đổ vào người bé và dời các đồ vật nặng ra khỏi tầm với của bé.
  • Quan sát và theo dõi bé cẩn thận khi bé trèo lên đồ vật.
  • Bọc các cạnh bàn và góc sắc nhọn, đặt tấm đệm chống trượt chân dưới thảm hoặc sàn nhà.
  • Giữ bé trong lúc ngồi trên kệ nhiều tầng hoặc trên xe đẩy trong siêu thị. Sử dụng đai an toàn để giữ chặt bé bất cứ khi nào có thể, nhưng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào chúng.
  • Hạ nệm của bé xuống ngay khi bé có thể đứng trong cũi để bé không thể trèo ra ngoài.

Cuộc sống của bạn: Vận động

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 36

Vận động giúp cơ thể tạo ra năng lượng chứ không phải làm cạn kiệt chúng. Tuy nhiên, bạn nên chọn hình thức vận động phù hợp với thời gian biểu:

  • Vận động ngoài trời. Đi dạo, chạy bộ hoặc đi bộ đường dài khi đưa bé ra ngoài chơi. Bạn có thể mua xe đẩy chạy bộ hoặc địu bé sau lưng. Trong lúc tập luyện, bạn cũng đang kích thích các giác quan và thúc đẩy sự phát triển của bé.
  • Đăng ký các lớp thể dục dành cho cả mẹ và bé. Một số câu lạc bộ thể thao và yoga hoặc Pilates có mở các lớp dành cho bố mẹ và bé cùng tham gia, hoặc một số phòng tập có cung cấp dịch vụ giữ trẻ.
  • Tạo một “phòng tập” tại nhà. Tìm kiếm các dụng cụ thể thao trong nhà hoặc video thể dục bạn có thể dùng để tập trong lúc bé đang ngủ hoặc đang chơi.
  • Nhảy với bé. Cùng nhảy và xoay theo điệu nhạc với con – bé sẽ thích thú với các giai điệu và các chuyển động.
  • Hạn chế các hành động tiết kiệm thời gian. Chẳng hạn như đậu xe cách xa chỗ cần đến hơn bình thường để bạn có thể đi bộ nhiều hơn.
  • Đi thang bộ thay vì thang máy hoặc thang cuốn. Mỗi bước đi của bạn đều có giá trị. Và đó là một hình thức tập thể dục rất tốt.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 07-06-2018 -

Bài viết liên quan