Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 30

Tới thời điểm này, có thể bạn phải nhắc nhở hay la bé không biết bao nhiêu lần rằng điện thoại không phải đồ chơi, lục lạc không phải là thứ để ném, hay con không được kéo tóc chị. Ở tuổi này, bé bắt đầu không làm theo hướng dẫn của bạn để xem bạn có cho phép không...

Bé phát triển như thế nào?

Thử, thử và thử...

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 30

Tới thời điểm này, có thể bạn phải nhắc nhở hay la bé không biết bao nhiêu lần rằng điện thoại không phải đồ chơi, lục lạc không phải là thứ để ném, hay con không được kéo tóc chị. Ở tuổi này, bé bắt đầu không làm theo hướng dẫn của bạn để xem bạn có cho phép không. Không phải là bé không ngoan hay cố ý - chỉ là bé đang tò mò xem phản ứng của bạn mà thôi.
Cũng có thể là do bé không nhớ những gì bạn nói cách đây vài giây. Cách tốt nhất để dạy bé là nói “không” ngắn gọn và đánh lạc hướng bé.

Tìm ra mối liên quan giữa các đồ vật

Bé bắt đầu hiểu các đồ vật liên quan với nhau như thế nào trong không gian ba chiều. Bé có thể sắp xếp và phân loại đồ chơi theo kích cỡ. Các bé có xu hướng xếp chồng các món đồ chơi lên nhau theo bản năng, và khi lớn hơn, bé sẽ cố lồng ghép các món đồ vào với nhau.
Nếu bé ngắm mình trong gương và đột nhiên bạn xuất hiện sau lưng bé thì bé sẽ quay lại tìm bạn thay vì cho rằng bạn đang ở trong gương.
Trò chơi ú òa tuy đơn giản nhưng cực kỳ hấp dẫn với bé vì bé bắt đầu hiểu sự hằng định đối tượng (đó là thứ bé không nhìn thấy nhưng vẫn tồn tại) và yêu thích những trò chơi mà trong đó người hoặc vật xuất hiện và biến mất.
Bé bây giờ có thể ngồi thẳng lưng và xoay người khi ngồi, nhờ vậy bé có thể ngồi chơi lâu hơn.

Thiếu máu (Anemia) ở trẻ sơ sinh

Bệnh thiếu máu là gì?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 30

Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi lượng hemoglobin (hồng huyết cầu cung cấp oxy đến các mô và chuyển các chất thải, khí CO2 đi) chứa trong những tế bào hồng cầu của cơ thể giảm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu, bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn gen di truyền, các tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng thuốc, nhiễm trùng, và các bệnh mãn tính. Nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu ở trẻ là sự thiếu hụt chất sắt trong chế độ ăn uống, cơ thể không hấp thụ sắt đầy đủ từ thực phẩm, hoặc tình trạng xuất huyết liên tục (chẳng hạn như khi bị bệnh đường ruột). Trẻ sinh đủ tháng có sẵn lượng chất sắt dự trữ, nhưng sau 6 tháng tuổi lượng sắt trong cơ thể giảm và cần được bổ sung.
Một vài tình trạng thiếu máu là do di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm gây ra bởi hemoglobin bất thường.

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu là mệt mỏi và da xanh xao. Các dấu hiệu khác bao gồm nhịp tim nhanh, khó chịu, chán ăn, móng tay giòn, lưỡi sưng đau. Thông thường trẻ bị thiếu máu không có bất kỳ triệu chứng nào.

Làm sao để chẩn đoán và điều trị?

Nếu kết quả kiểm tra máu xác định hàm lượng sắt trong cơ thể bé quá thấp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay đổi chế độ ăn hoặc dùng thực phẩm bổ sung chất sắt cho bé. Bảo quản thực phẩm bổ sung ở nơi an toàn và cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ, vì sử dụng quá liều chất sắt sẽ rất nguy hiểm.

Làm sao phòng ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ?

Bạn có thể phòng ngừa hoặc điều trị thiếu máu do thiếu chất sắt bằng cách đảm bảo cho bé được cung cấp đủ chất sắt. Sau đây là một số gợi ý:

  • Xác định bé có nguy cơ cao bị thiếu máu không. Những yếu tố nguy cơ gồm sinh non hoặc sinh nhẹ cân, khẩu phần ăn của bạn thiếu sắt trong thời gian cho con bú, các loại sữa công thức của bé không được bổ sung đủ lượng sắt. Nếu bạn lo lắng, hãy Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nhi khoa để hỏi xem liệu có cần điều chỉnh chế độ ăn của bé hoặc cho bé dùng thêm thực phẩm bổ sung không.
  • Không cho bé dùng sữa bò trước 1 tuổi. Sữa bò có lượng sắt thấp và có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của bé, dẫn đến sự thiếu hụt chất sắt theo thời gian.
  • Cho bé ăn ngũ cốc bổ sung sắt, từ khoảng 8 tháng tuổi bắt đầu thêm các thức ăn giàu chất sắt khác như các loại đậu, rau bina, lòng đỏ trứng và thịt nạc, gia cầm và cá.
  • Cho bé ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt. Một vài lựa chọn cho bạn như ớt chuông đỏ, đu đủ, dưa vàng, bông cải xanh, dâu tây và cam.

Cuộc sống của bạn: Đối xử tốt với bản thân

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 30

Bạn có thể kiệt sức khi phải chăm sóc cho một em bé hoặc vội vàng trở về nhà với bé sau khi xong việc. Sau đây là một vài lời khuyên cho bạn:

  • Giữ gìn sức khỏe. Đừng ăn uống kiêng khem - dù bạn đã giảm cân sau khi sinh hay chưa. Tránh dùng quá nhiều caffeine và bia rượu: Tác dụng kích thích và làm dễ chịu chỉ là tạm thời và sau đó còn khiến bạn cảm thấy tệ hơn. Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên, thậm chí bạn chỉ cần đi bộ từ bãi đậu xe đến văn phòng làm việc. Ngủ đủ giấc, bao gồm cả giấc ngủ trưa nếu có thể. Rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay lên dụi mắt để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ, đặc biệt nếu bé tiếp xúc với nhiều bé khác.
  • Đi ra ngoài. Tận hưởng bầu không khí trong lành bằng cách đi dạo hoặc đẩy bé ra công viên chơi. Bé còn nhỏ và vẫn cần ẵm bồng, vì thế bạn nên tận dụng cơ hội này trước khi bé biết đi. Bạn cũng có thể ra ngoài một mình: Sắp xếp một buổi đi chơi với bạn bè hoặc chồng để cùng trò chuyện, hay tự thưởng cho mình một hoạt động đã lâu bạn không làm.
  • Nuông chiều bản thân. Đi mát-xa, chăm sóc da mặt, làm móng tay hoặc làm bất kỳ điều gì đặc biệt với bạn. Ngâm mình thư giãn trong bồn tắm cũng rất tuyệt vời đấy.
  • Định tâm. Bạn có thể tập yoga, kéo giãn cơ, thở sâu hoặc các bài tập thư giãn khác.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan