Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 20

Từ thời điểm này, thể chất của bé phát triển một cách nhanh chóng. Khi bé nằm ngửa, bé sẽ nhấc đầu và vai của mình lên, còn khi nằm sấp, bé sẽ mở rộng tay và chân mình, đồng thời cong lưng lên. 

Bé phát triển như thế nào?

Bé ngồi được rồi!

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 20


Từ thời điểm này, thể chất của bé phát triển một cách nhanh chóng. Khi bé nằm ngửa, bé sẽ nhấc đầu và vai của mình lên, còn khi nằm sấp, bé sẽ mở rộng tay và chân mình, đồng thời cong lưng lên. Đây là một bài tập hiệu quả cho cơ cổ và giúp phát triển hệ điều hành trung ương, nhờ vậy bé có thể ngồi dậy được.
Nếu như cách đây vài tuần, khi nâng bé ngồi dậy, đầu của bé luôn thụt lại về phía vai và cánh tay, thì đến bây giờ, bé đã dự đoán được hướng mà bạn nâng bé và điều chỉnh phần đầu sao cho tương xứng với phần thân bé. Ngoài ra, xương sống của bé đang dần cứng cáp và thẳng hơn, nhờ vậy bé ngồi mà không cần bạn hỗ trợ. Hai cánh tay bé lúc này cũng tự do thỏa sức khám phá và bé có thể xoay qua xoay lại để tìm những món đồ chơi mà bé thích.
Khi cơ lưng và cơ cổ đủ khỏe để giữ bé ngồi thẳng, bé sẽ tự biết để chân sao cho bé có thể ngồi mà không bị ngã. Từ lúc này cho đến khi bé có thể ngồi vững, bạn hãy để cho bé ngồi tựa lưng vào sofa hay ngồi trên đùi bạn.

Ba ba ba ba ba ba ...

Bé đang trong quá trình tiếp nhận những âm thanh mới mẻ vào bản giao hưởng ngôn ngữ của mình. Bé trong độ tuổi này thường trở nên quá say mê và chìm đắm vào một kĩ năng mới mà bé vừa học được.
Bé có thói quen chăm chú nhìn vào miệng bạn khi bạn đang trò chuyện và cố gắng bắt chước phụ âm như 'm' và 'b'.

Lời chúc ngủ ngon ngọt ngào

Việc hình thành những thói quen tốt cho trẻ vào ban đêm giúp bé chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Những thói quen này được tạo nên bằng những hành động đơn giản mà thiết thực như cho bé ăn, tắm cho bé, mặc đồ ngủ, chơi trò chơi, đọc cho bé một cuốn sách, hát những bài hát ru hoặc mở cho bé nghe một vài bản nhạc giao hưởng, và từ từ đưa bé lên giường ngủ.
Những thói quen yêu thương mang đến cho bạn và bé nhiều thời gian để kết nối và thư giãn. Bạn và chồng có thể thay phiên nhau thực hiện những thói quen đi ngủ này của bé (bạn tắm xong, anh ấy đọc truyện chẳng hạn). Hoặc, để cả hai bạn có thể nghỉ ngơi thường xuyên, hãy thử thay phiên nhau chịu trách nhiệm đưa bé đi ngủ mỗi đêm (bạn buổi tối này thì chồng bạn sẽ là buổi sau).

Tìm hiểu về: Hội chứng trẻ bị rung lắc (SBS)

Hội chứng trẻ bị rung lắc (SBS) là gì?

Dành cho năm đầu đời của bé – Tuần 20


Hội chứng trẻ bị rung lắc là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do ai đó lắc bé quá mạnh, lúc này não sẽ bị di chuyển bên trong hộp sọ. Bé đặc biệt dễ tổn thương bởi vì cơ cổ của bé lúc này chưa đủ mạnh để hỗ trợ, nâng đỡ đầu của bé. Đây là một dạng lạm dụng bạo lực có thể dẫn đến tổn thương vô cùng nặng nề kể cả mù, tổn thương mắt, chậm phát triển, co giật, liệt và tổn thương não vĩnh viễn. Nó thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

SBS có phải do việc nô đùa quá trớn?

Theo lý thuyết là có thể, nhưng đó phải thật sự là những trò chơi quá mạo hiểm. Đối với những trò chơi như đong đưa, vỗ về thậm chí là cù lét bé cũng không thể gây ra SBS. Ngay cả chơi xích đu, ngồi ghế rung hay ngồi xe đi qua chỗ gồ ghề cũng chưa thể dẫn đến SBS. SBS chỉ xảy ra do cố ý sử dụng bạo lực, thường do những người bị mất khả năng kiểm soát hành vi gây ra.

Dấu hiệu nào để nhận ra bé bị rung lắc nghiêm trọng?

Bé có thể bị đau bụng hoặc ngủ quá sâu, nôn mửa và gặp cái vấn đề với việc ăn uống, gặp khó khăn khi thở, trở nên cáu kỉnh, khóc quấy. Nếu bạn nghi ngờ bé bị SBS và thấy một vài dấu hiệu như trên, Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ Nhi Khoa trực tuyến hoặc đi khám bác sĩ để được cấp cứu ngay lập tức. Tình trạng của bé sẽ dần tệ hơn và não có thể bị tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Luôn rõ ràng và trung thực với các bác sĩ để việc chẩn đoán và điều trị được chính xác nhất.

Bạn lo lắng chính mình sẽ gây ra SBS cho bé?

Chăm sóc em bé thì rất mệt mỏi và căng thẳng. Phải luôn chắc rằng bạn có những cách an toàn lành mạnh để kiểm soát sự bực tức và giận dữ của mình, bao gồm việc hít thở sâu, dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, và các bác sĩ. Khi bạn đang nóng nảy hay căng thẳng, hãy cứ để bé khóc một mình và kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, đừng cố ép bản thân, nếu không bạn có thể gây ra những điều đáng tiếc cho bé.

Cuộc sống của bạn: Chăm sóc cho chính mình

Dành cho năm đầu đời của bé – Tuần 20


Sau khi quen cuộc sống mới với bé, nhiều phụ huynh cảm thấy lạ lẫm với cuộc sống trước đây của mình, họ đã thấy đổi quá nhiều sau khi có con. Sự lặp lại và kéo dài vô hạn của công việc chăm sóc trẻ làm bạn cảm thấy bỡ ngỡ với bản thân, sinh hoạt và công việc trước đây của mình.
5 mẹo nhỏ giúp khôi phục sự cân bằng:

  1. Tham gia vào các diễn đàn cha mẹ 

Tìm kiếm những nhóm có thể giúp bạn nuôi dưỡng sự hứng thú, và cho bạn nhiều hỗ trợ thông qua các hoạt động mang tính giải trí. Có rất nhiều hội nhóm dành cho các bà mẹ bỉm sữa trên Facebook, Zalo... để bạn có thể tùy thích tham gia và học hỏi kinh nghiệm. Hoặc bạn cũng có thể tìm đọc những Blog dành cho các ông bố bà mẹ để tham khảo những phương pháp nuôi dạy con từ đó.

  2. Giữ liên lạc

Hãy luôn giữ mối quan hệ thân thiết và tốt đẹp với bạn bè và gia đình bạn. Kết nối, tương tác với những bậc phụ huynh mà bạn gặp khi đi tham dự các diễn đàn chăm sóc bé, hoặc trên các diễn đàn xã hội, hay đơn giản là những bậc cha mẹ là hàng xóm xung quanh nhà bạn…

  3. Dành thời gian cho bản thân

Luôn đảm bảo bạn có những giờ phút nghỉ ngơi thật sự ít nhất một tuần một lần, hoặc tận hưởng những khoảng thời gian nghỉ ngắn trong lúc bé ngủ.

  4. Đọc sách

Tranh thủ thời gian bé ngủ để nhâm nhi một cuốn sách mà bạn yêu thích. Dù một ngày chỉ được vài trang ít ỏi, nhưng cũng đủ để bạn thoát ra khỏi những lo toan thực tại, và học hỏi thêm được kha khá điều mới mẻ thú vị.

  5. Thêm những buổi chuyện trò

 Đó có thể là những cuộc trò chuyện vô thưởng vô phạt qua điện thoạt, hay những cuộc gặp mặt thân tình. Hãy luôn trò chuyện cùng người thân, bạn bè và hàng xóm, nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan