Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 17

Các nhà nghiên cứu tin rằng tại thời điểm này bé có thể hiểu tất cả các thanh âm đơn giản của ngôn ngữ mẹ đẻ. Từ giờ đến lúc được 6 tháng tuổi, bé có thể phát triển khả năng ngôn ngữ để tạo ra những âm thanh dần có nghĩa hơn, những âm thanh mà bạn ngày đêm mong ước là “ba ba” hay “ma ma”.

Bé phát triển như thế nào?

Bắt đầu hiểu các ngôn ngữ

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 17


Các nhà nghiên cứu tin rằng tại thời điểm này bé có thể hiểu tất cả các thanh âm đơn giản của ngôn ngữ mẹ đẻ. Từ giờ đến lúc được 6 tháng tuổi, bé có thể phát triển khả năng ngôn ngữ để tạo ra những âm thanh dần có nghĩa hơn, những âm thanh mà bạn ngày đêm mong ước là “ba ba” hay “ma ma”. Trong khi đó, các chuyên gia về sự phát triển trẻ em cho rằng thời điểm này vẫn còn là quá sớm để bé có thể trao đổi ngôn ngữ với bạn, bởi lẽ nó không quá thú vị với bé.
Bạn hoàn toàn có thể khuyến khích con nói bằng cách mô phỏng hay bắt chước cử chỉ và âm thanh của bé. Vì lúc đó bé cũng sẽ cố bắt chước lại âm thanh của bạn. Hãy thử nói “ma ma” “ba ba” để nhận lại điều bất ngờ từ bé.
Hãy phản ứng khi bé tạo ra âm thanh hoặc nói chuyện với bé về bất cứ điều gì sẽ giúp bé hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ. Điều này cũng giúp bé hiểu tốt hơn về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Hãy mở rộng vốn từ vựng của bé ngay từ bây giờ và cố gắng giải thích cho bé hiểu về ý nghĩa của nó.

Có nên cho bé ăn dặm chưa?

Từ bốn tháng đầu đời đến tháng thứ sáu, bé chỉ hấp thụ tốt nhất những chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thế nhưng, một vài phụ huynh đã bắt đầu hăm hở cho bé ăn dặm vào thời điểm này.
Sự thật thì hệ tiêu hóa của bé đã phát triển toàn diện hơn và phản xạ hầu họng (trong 4 tháng đầu tiên, để ngăn nguy cơ hóc, lưỡi bé tự nhiên có phản xạ đẩy thức ăn ra nếu chúng ta bỏ thức ăn vào miệng bé) cũng đã dần biến mất. Vì thế, việc cho trẻ ăn thực phẩm rắn như bột em bé hay ngũ cốc lúc này nghe có vẻ hoàn toàn hợp lí. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể chờ đợi thêm một thời gian nữa.
Cho trẻ ăn dặm muộn có thể làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ và đảm bảo sữa mẹ hay sữa công thức không bị loại ra khỏi khẩu phần ăn của bé. Và nếu bạn đang hi vọng rằng thức ăn rắn có thể giữ bé no và ngủ yên suốt đêm, thì bạn đã lầm. Các nhà nghiên cứu cho biết điều này hoàn toàn không có căn cứ.

Tìm hiểu về: Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là gì?

Dành cho năm đầu đời của bé – Tuần 17


Nhiễm trùng tai hay viêm tai giữa cấp tính là một loại bệnh được gây ra bởi các loại vi rút hay vi khuẩn làm ổ phía sau màng nhĩ của bé. Nó gây ra cảm giác sưng, đau và thường đi kèm với sốt. Đây là một căn bệnh thường gặp. Hơn một nửa số trẻ sơ sinh mắc bệnh này ít nhất một lần cho đến khi chúng được 1 tuổi.

Triệu chứng của nhiễm trùng tai?

  • Không có cảm giác thèm ăn: Nhiễm trùng tai có thể khiến bé cảm thấy đau đớn khi nhai và nuốt.
  • Bé hay tự kéo, giật mạnh tai (trừ trường hợp có một vài bé hay làm do thói quen.)
  • Sốt cao trong khoảng 37,5 đến 40 độ C
  • Thay đổi cảm giác đột ngột, đặc biệt là lúc trời chuyển lạnh. Áp suất trong tai có thể bị tổn thương, đặc biệt là khi bé nằm, bé có thể trở nên cáu kỉnh.
  • Chảy dịch trong tai: có thể chảy nước vàng, trắng thậm chí là có máu.
  • Tiêu chảy: Vi rút gây nhiễm trùng tai có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bé.

Khi con của bạn xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đưa bé đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ Nhi khoa trên kênh Khám Từ Xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Điều trị như thế nào?

Nhiễm trùng tai thường sẽ tự khỏi trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để tránh cho việc nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, cũng khiến bé dễ chịu hơn. Các bác sĩ Nhi có thể sẽ kê thêm Acetaminophen để làm dịu cơn đau và sốt của bé.
Để ngăn ngừa nhiễm trùng tai:

  • Tránh cho bé hít phải khói thuốc lá, vì nó làm suy yếu hệ miễn dịch của bé.
  • Cho bé bú sữa mẹ như bình thường. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh.
  • Đảm bảo rằng bé được tiêm đủ vắc xin, đặc biệt là mũi tiêm viêm phổi và cúm, vì chúng đã được chứng minh là có thể làm giảm tỉ lệ mắc nhiễm trùng tai.
  • Hạn chế sử dụng núm vú giả, vì nó có thể khiến nhiễm trùng tai dễ xảy ra hơn.
  • Nếu bạn gửi con ở nhà trẻ, nên chuyển bé qua những lớp có ít bé hơn, để tránh cho con tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn.

Cuộc sống của bạn: Quay lại với những bài tập thể dục

Dành cho năm đầu đời của bé – Tuần 17


Bạn chỉ được phép tập thể dục trở lại trừ khi có sự tư vấn từ bác sĩ, vì đến thời điểm này, các khớp và dây chằng của bạn vẫn còn khá lỏng lẻo và dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của quá trình mang thai và sinh nở. Vì thế, hãy bắt đầu một cách nhẹ nhàng với những bài tập đơn giản.
Nếu bạn đang cho con bú thì cũng đừng quá lo lắng vì tập thể dục không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú cũng như thành phần dinh dưỡng trong sữa của bạn. Để cho cơ thể thoải mái, bạn có thể cho con bú trước khi tập, đồng thời mang áo ngực sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn.
Bạn cũng có thể cho bé tham gia vào những bài tập thể dục của mình, ví dụ như đặt bé trong xe đẩy hay địu bé rồi đi bộ, cho bé ngồi trong cũi hoặc ghế dành riêng cho bé, để bé có thể quan sát bạn khi bạn đang chạy trên máy chạy bộ ở nhà…
Hãy tìm những bài tập phù hợp với cuộc sống bận rộn của bạn. Tranh thủ xem những video hướng dẫn luyện tập khi bé chơi hoặc ngủ, đi bộ bất cứ khi nào bạn có thể. Hãy chọn cho mình những bài tập đơn giản và tiện lợi, vì như thế bạn mới có thể gắn bó với nó lâu dài.
Đừng quá khắc khe với chính mình, vì để lấy lại vóc dáng ban đầu, bạn cần rất nhiều thời gian. Hãy biết tự yêu thương và chăm sóc sức khỏe của bạn. Nếu như bạn vẫn còn quá lo lắng và mặc cảm về ngoại hình của mình, thì lợi ích tinh thần đến từ những bài tập thể dục cũng sẽ trở nên vô nghĩa mà thôi. Luôn nhớ rằng, cơ thể bạn đã làm được một chuyện vô cùng tuyệt vời, đó là tạo ra một thiên thần nhỏ đáng yêu. Vì thế thay vì mặc cảm, bạn hãy cảm thấy tự hào vì nó.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan