Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 11

Tuy không phải là một diễn viên múa, nhưng bé đã biết phối hợp các cử động tay chân nhiều hơn. Những động tác tay chân vụng về lúc mới sinh đã được thay thế bằng các cử động uyển chuyển, nhịp nhàng hơn, đặc biệt khi bé quan sát mọi người. Hãy cho bé có đủ không gian để co duỗi tay chân thoải mái.

Bé phát triển như thế nào?

Vận động uyển chuyển

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 11

Tuy không phải là một diễn viên múa, nhưng bé đã biết phối hợp các cử động tay chân nhiều hơn. Những động tác tay chân vụng về lúc mới sinh đã được thay thế bằng các cử động uyển chuyển, nhịp nhàng hơn, đặc biệt khi bé quan sát mọi người.
Hãy cho bé có đủ không gian để co duỗi tay chân thoải mái. Đặt một cái chăn dưới nền nhà và cho bé di chuyển tùy thích. Những vận động này giúp bé cứng cáp hơn và tăng cường phát triển các cơ. Khi nằm sấp, bé sẽ chống đẩy hai chân - đó là bước đầu tiên trong quá trình học cách di chuyển.

Lời khuyên cho một giấc ngủ sâu

Cho dù bạn định cho bé ngủ riêng trong nôi từ sớm hay ngủ chung giường với bố mẹ thì cũng nên hình thành cho bé thói quen đi ngủ đều đặn và thật nhẹ nhàng. Bé sẽ chịu gật đầu hợp tác với cha mẹ và ngủ đủ giấc bé cần. Bắt đầu ngay từ bây giờ không phải là quá sớm.
Thói quen trước khi đi ngủ có thể là đung đưa bé, hát hay kể chuyện cho bé nghe, để bé ôm gối ôm mềm mại hoặc gấu bông, cho bé tắm trước khi ngủ, bế bé đi xung quanh nhà và chúc mọi người ngủ ngon - chọn bất kỳ việc gì phù hợp với gia đình bạn. Những thói quen này sẽ theo bé đến khi lớn.

“Chào bé, cô tên là…”

Ở giai đoạn này, bé có thể thích làm quen với cả em bé cũng như người lớn. Bé có thể cười khi thấy ai đó bước vào phòng hoặc đưa tay ra khi có người muốn bế bé.
Đây là thời gian thích hợp để giới thiệu bé với người giữ trẻ hoặc người có thể sẽ chăm sóc bé sau này. Mời họ đến nhà để tiếp xúc và chơi với bé. Sau giai đoạn này, bé có thể sợ người lạ, nên ngay cả việc giới thiệu đơn giản dường như cũng không thể.
Hãy nhớ rằng mỗi bé có tính cách khác nhau, một số bé nhút nhát và không dễ tiếp xúc với người lạ như những bé khác. Nếu bé không cởi mở với người lạ, hãy kiên nhẫn, ẵm bé lại gần và giới thiệu lại, có thể sẽ mất vài lần như vậy để bé làm quen. Khung cảnh xung quanh quen thuộc cũng giúp việc làm quen dễ dàng hơn.

Gọi cho bác sĩ của bé

Khi nào tôi nên gọi cho bác sĩ của bé?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 11

Bạn nên cảm thấy thoải mái khi gọi cho bác sĩ bất kỳ lúc nào bạn cảm nhận bé không ổn. Các triệu chứng cần lưu ý ở bé bao gồm thay đổi đáng lo ngại về tính khí hay khẩu vị, bé không thể nuốt thức ăn, sốt, đi tiêu phân lỏng bất thường, số lần thay tã giảm đáng kể, phát ban, chảy dịch ở mắt hoặc tai, khóc dai dẳng bất thường... Bất kỳ triệu chứng nào kể trên cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ, thời gian và các triệu chứng đi kèm. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bé bị khó thở hoặc lên cơn co giật.

Tôi có nên gọi bác sĩ khi bé bị sốt?

Gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa Nhi nếu bé sốt từ 38 độ C trở lên vì sốt ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi rất nguy hiểm.
Mô tả cho bác sĩ cách bạn đo nhiệt độ cho bé vì kết quả đo có thể khác nhau tùy thuộc vào loại nhiệt kế và vị trí đo (ở hậu môn, tai, nách hay trán). Ngoài ra, đừng quên cho bác sĩ biết nếu bạn dùng bất kỳ biện pháp hạ sốt nào cho bé.

Tôi nên cung cấp cho bác sĩ những thông tin nào?

Khi gọi cho bác sĩ của bé, hãy bình tĩnh và mô tả các triệu chứng càng chi tiết càng tốt. Giải thích bệnh bắt đầu khi nào, diễn ra trong bao lâu và có hoạt động nào khác lạ xảy ra không chẳng hạn như mọc răng hay đi du lịch. Hãy nói cho bác sĩ biết gần đây bé có tiếp xúc với người bị bệnh không. Đo nhiệt độ cơ thể bé trước khi gọi bác sĩ. Bạn cũng nên đề cập đến việc bé đã dùng phương pháp điều trị nào chưa và nhắc bác sĩ hoặc y tá nếu bé có bệnh lý nào khác. Các nhân viên y tế phải gặp rất nhiều trẻ mỗi ngày nên họ có thể sẽ không nhớ chi tiết hồ sơ bệnh án của bé ngay lập tức.

Cuộc sống của bạn: Đừng quên các biện pháp ngừa thai!

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 11

Tôi có thể có thai nếu đang cho con bú không? Trường hợp chưa có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh thì sao?
Câu trả lời là có và có. Khác với kinh nghiệm dân gian, việc cho con bú không phải là một biện pháp ngừa thai. Thực tế, trứng bắt đầu rụng trước khi bạn thấy kinh nguyệt, vì thế không có dấu hiệu nào cho bạn biết thời điểm có khả năng mang thai lại. Tốt nhất bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai ngay khi bạn bắt đầu quan hệ trở lại - trừ khi bạn không ngại sinh thêm cho bé một đứa em.
Bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn một vài biện pháp tránh thai sau khi cân nhắc một số vấn đề sau:

Trước khi mang thai, bạn đã dùng các biện pháp tránh thai nào?

Bạn không nhất thiết phải sử dụng tiếp biện pháp tránh thai trước đó. Nếu bạn đã dùng màng ngăn âm đạo, bạn sẽ phải chèn màng ngăn có kích cỡ vừa vặn hơn sau khi sinh.
Nếu bạn đã từng dùng một biện pháp tránh thai bằng hormone (như thuốc tránh thai, miếng dán, hoặc vòng tránh thai) trước khi mang thai và hiện tại khi đang cho con bú, bạn cần một loại thuốc có công thức khác, chẳng hạn như thuốc chỉ chứa progesterone.

Bạn có muốn thử một biện pháp tránh thai mới không?

Nếu bạn không muốn mang thai trong vài năm tới, hãy cân nhắc sử dụng vòng tránh thai hoặc que cấy tránh thai.

Bạn có định dùng bao cao su không?

Bao cao su là sự lựa chọn tuyệt vời cho những mẹ mới sinh con vì nó không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ và dễ thực hiện hơn việc phải nhớ uống viên tránh thai mỗi ngày. Hơn nữa, bao cao su cũng giúp chồng bạn có trách nhiệm hơn về việc tránh thai.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Ở trẻ em rất thường gặp các trường hợp hay kêu đau ở chân. Đó là cảm giác đau nhói ở các khớp nhưng không có vị trí rõ ràng. Đôi khi đau tập trung ở đầu gối. Khi trẻ đau ở chân không rõ vị trí, đau về đêm, ban ngày hoàn toàn bình thường, xảy ra trong vài ngày rồi hết hẳn, sau đó tái diễn là triệu chứng của quá trình tăng trưởng mà y học gọi là đau tăng trưởng.

  • 25-04-2023

    Thai nguy cơ cao có nghĩa là người mẹ hoặc em bé có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe cao hơn ở trước, trong hoặc sau khi sinh. Các bác sĩ và thai phụ cần phải lưu ý trong quá trình chăm sóc sức khỏe tiền sản và quá trình mang thai đối với những trường hợp có nguy cơ cao.

    Nguyên nhân có thể do tình trạng bệnh lý có trước đó, các biến chứng hoặc bất thường của thai nhi hoặc các vấn đề phát sinh trong quá trình chăm sóc gây ra. Các bác sĩ chuyên gia, còn được gọi là chuyên gia y học sản khoa và bào thai có thể chẩn đoán và điều trị sớm cho những trường hợp mang thai nguy cơ cao, bao gồm theo dõi đặc biệt và chăm sóc tiền sản nâng cao.

  • 28-05-2018

    Bệnh thứ 5 hay còn gọi là bệnh ban đỏ nhiễm trùng là tình trạng nhiễm trùng gây nổi ban, sốt và một số triệu chứng khác. Nguyên nhân gây bệnh là virus Human parvovirus. Bệnh thứ 5 khá phổ biến ở trẻ em những người lớn cũng có thể bị, nếu phụ nữ có thai bị bệnh này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.