Chuẩn lượng sữa trẻ dưới 6 tháng tuổi cần mỗi ngày

Sữa là chất cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn đầu của bé. Việc tính toán lượng sữa vừa đủ cho bé đóng vai trò quan trọng. Thường thì các mẹ băn khoăn không biết nên bổ sung bao nhiêu mỗi ngày để bé hấp thu tốt và lượng sữa thay đổi thế nào cho phù hợp theo từng tháng tuổi.

Sữa là chất cung cấp dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn đầu của bé. Việc tính toán lượng sữa vừa đủ cho bé đóng vai trò quan trọng. Thường thì các mẹ băn khoăn không biết nên bổ sung bao nhiêu mỗi ngày để bé hấp thu tốt và lượng sữa thay đổi thế nào cho phù hợp theo từng tháng tuổi.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Chuẩn lượng sữa cho trẻ uống theo từng tháng tuổi

Đối với trẻ mới sinh

Khi em bé mới chào đời thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp bé chống lại các bệnh tật.

Tuy nhiên, có một số bà mẹ ít sữa, lượng sữa mẹ cung cấp hằng ngày cho bé là không đủ. Trong trường hợp này, các mẹ phải bắt buộc cho con uống thêm sữa bột công thức.

Lúc mới sinh, kích thước dạ dày của bé rất nhỏ, mỗi lần chỉ nên cho con uống khoảng 30ml, sau đó tăng dần lên 60ml. Nếu sau khi uống xong, trẻ vẫn quấy khóc, mẹ nên cho bé bú thêm.

Đối với trẻ từ 1-2 tháng tuổi

Thông thường vào giai đoạn này, mỗi lần mẹ có thể cho bé uống từ 90 – 120ml. Một ngày, mẹ chia khẩu phần thành khoảng 4, 5 lần cho bé ăn.

Ban đêm không cần phải đánh thức bé dậy để ăn nếu bé ngủ ngon vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của bé. Với các trẻ khác nhau thì mức độ háu ăn là khác nên tùy theo từng bé mà cho ăn, tránh việc nhìn bé khác mà áp đặt cho bé yêu của mình.

Đối với trẻ từ 2-6 tháng tuổi 

Thời kỳ này, mẹ nên cho con ăn 5 lần một ngày, một lần cách nhau 4 tiếng, lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 - 180 ml.

Cuối tháng thứ 5 đầu tháng thứ 6, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm dần.

Biểu hiện cho thấy bé vẫn còn đói?

Khi bạn cho bé bú sữa mà bé vẫn còn đói thì bé sẽ có những biểu hiện như liếm môi, mút chụt chụt, khóc khi mẹ rút bình sữa khỏi miệng, mút tay, đưa cả bàn tay vào miệng, cáu gắt, ọ ẹ, quay đầu về phía tay bạn khi bạn nựng bé… Lúc này, mẹ nên pha thêm nhưng không nên pha quá nhiều.

Dấu hiệu cho thấy bé đã ăn quá nhiều?

Nhiều mẹ không pha chuẩn công thức sữa bột cho con, nghĩ rằng ăn nhiều sẽ giúp bé phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên điều này lại trái ngược, khi lượng sữa cung cấp cho bé vượt quá theo mức quy định, bé sẽ dễ bị ói mửa, nôn ra hết, khóc. Khi bé bị ói mửa như thế, đương nhiên bé sẽ không nhận được một chút dinh dưỡng nào, bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng lãng phí.

Dấu hiệu bé đã đủ sữa

  • Mỗi lần bú sữa 15ml/kg thì sẽ được 2/3 dạ dày. Bú 20ml/kg thì sẽ no căng dạ dày. 
  • Bé thỏa mãn sau mỗi lần bú và không còn quấy khóc thì bé đã bú đủ lượng sữa cần thiết.
  • Mỗi ngày, bé thay từ 5-6 tã (tã giấy) và 6-8 tã (tã vải).
  • Trẻ tăng cân đều.
  • Tùy vào số cân nặng, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ mà mẹ cần có một lượng sữa phù hợp cho trẻ.

Giải đáp thắc mắc về trẻ tăng cân thế nào là đủ và tại sao trẻ ít tăng cân, BS Trần Văn Công (chuyên khoa Nhi, Phòng khám Victoria Healthcare) chia sẻ: "Thông thường thì ba tháng đầu mỗi ngày tăng 30 gram; ba tháng kế mỗi ngày 20 gram. Sau khi đã loại trừ các bệnh lí tim bẩm sinh, bệnh nội tiết, nhiễm trùng, chuyển hóa... Thì nên lưu ý: với sữa mẹ, sữa đầu nhiều nước (màu trong), sữa cuối dòng nhiều lipid (đục), muốn trẻ lên cân nên tận dụng sữa cuối dòng."

Wellcare tổng hợp

Theo Vietnam.net

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan