Cách xử trí khi trẻ bị bỏng

Rửa vết bỏng bằng nước lạnh nhiều lần ngay lập tức. Để nước lạnh chảy qua chỗ bị bỏng trong thời gian đủ lâu nhằm làm mát vùng bị bỏng và giảm đau tức thời cho trẻ. Không được dùng đá để chườm vào vết bỏng, vì nó có thể làm vết bỏng lâu lành, không được chà xát vào vết bỏng vì như vậy sẽ làm cho vết thương phồng rộp lên.

Cách xử trí khi trẻ bị bỏng

Khi trẻ bị bỏng, ba mẹ cần: 

  • Rửa vết bỏng bằng nước lạnh nhiều lần ngay lập tức. Để nước lạnh chảy qua chỗ bị bỏng trong thời gian đủ lâu nhằm làm mát vùng bị bỏng và giảm đau tức thời cho trẻ. Không được dùng đá để chườm vào vết bỏng, vì nó có thể làm vết bỏng lâu lành, không được chà xát vào vết bỏng vì như vậy sẽ làm cho vết thương phồng rộp lên.
  • Dùng nước lạnh xối vào chỗ quần áo bị cháy của trẻ ngay lập tức. Nếu chỗ quần áo này không bị dính chặt vào da trẻ, hãy cắt bỏ nó. Trường hợp da trẻ bị dính vào quần áo, hãy cắt bỏ vải càng nhiều càng tốt.
  • Nếu vết bỏng không bị rỉ nước, hãy nhẹ nhàng đặt một miếng gạc vô trùng hoặc một miếng vải sạch và khô lên vết thương.
  • Nếu vết bỏng bị rỉ nước hãy nhẹ nhàng đặt một miếng gạc vô trùng lên vết thương nếu có, sau đó đưa trẻ đi khám và điều trị vết bỏng ở phòng khám hoặc các trung tâm y tế. Nếu không có gạc vô trùng hãy đặt lên vết bỏng một mảnh khăn sạch.
  • Tuyệt đối không bôi mỡ hoặc thuốc lên vết bỏng trừ phi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không bôi bơ, mỡ hoặc bột lên vết bỏng vì chúng có thể làm cho tình trạng xấu đi.
  • Gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa Bỏng hoặc Nhi nếu có các dấu hiệu của nhiễm trùng, như vết bỏng tấy đỏ hoặc sưng lên, hoặc có dịch chảy ra hay có mùi khó chịu.
  • Nếu vết bỏng nghiêm trọng, không phải chỉ ở bề mặt da mà sâu hơn hoặc nếu vết bỏng tấy đỏ hay cơn đau vẫn kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Tất cả các trường hợp bị bỏng điện hoặc bỏng bàn tay, miệng, bộ phận sinh dục đều cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các loại hóa chất gây bỏng cũng có thể được hấp thụ qua da và gây ra triệu chứng toàn thân. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc trung tâm chống độc sau khi đã rửa sạch hóa chất ra khỏi vết bỏng.

(Ảnh minh họa)

Xử trí khi trẻ bị bỏng. (Ảnh minh họa)

Khi nào cần nhập viện?

Hầu hết bác sĩ Nhi khoa sẽ khuyên bạn cho con nhập viện trong các tình huống sau:

  • Vết bỏng sâu độ 3;
  • Diện tích vết bỏng từ 10% trở lên (độ hơn 3 bàn tay cộng lại);
  • Vết bỏng ở vùng nhạy cảm (mặt, bàn tay, bàn chân, cạnh khớp, bộ phận sinh dục);
  • Trẻ dưới 6 tuổi bị bỏng gây khó ăn hay rất khó thực hiện các điều trị ban đầu tại nhà.

Lời khuyên: tuyệt đối không đắp thuốc lá lên vết thương vì nguy cơ nhiễm trùng cao. Không nên cho trẻ chơi dưới nắng nhiều giờ khi đi biển, nên dùng kem chống nắng. Panthenol có thể dùng để sơ cứu: xịt ngay lên vết bỏng nếu không có nước lạnh. Trẻ em khi bị bỏng tốt nhất nên đi khám ngay.

BS Trần Văn Công

Phòng khám Victoria Healthcare

- 28-05-2018 -