Bài tập giúp bé từ 2 - 4 tuổi phát triển tư duy

Phát triển tư duy là một yêu cầu quan trọng để giúp bé hình thành năng lực giao tiếp, quan hệ xã hội và ngôn ngữ. Các bài tập nhằm kích thích khả năng suy đoán, liên tưởng và tư duy logic của bé. Qua đó, các bé có sự ý thức tốt hơn về bản thân, cũng như phát triển thêm về tính tự tin và nhu cầu muốn giao tiếp của bé.

Phát triển tư duy là một yêu cầu quan trọng để giúp bé hình thành năng lực giao tiếp, quan hệ xã hội và ngôn ngữ. Các bài tập nhằm kích thích khả năng suy đoán, liên tưởng và tư duy logic của bé. Qua đó, các bé có sự ý thức tốt hơn về bản thân, cũng như phát triển thêm về tính tự tin và nhu cầu muốn giao tiếp của bé.

bài tập phát triển tư duy cho trẻ

Tìm ra một đồ vật được giấu

  • 1 ly nhựa đục (không trong suốt để giấu vật đựng bên trong)
  • 1 chiếc khăn dày
  • 1 món đồ chơi mà trẻ rất thích

Bạn làm một thao tác cất giấu cho bé thấy rồi lấy đồ vật cất giấu dưới cái khăn hay úp ngược ly giấu đồ vật vào đó, yêu cầu bé đi tìm, nếu bé không chịu đi tìm thì bạn cố tình hé ½ món đồ chơi cho bé thấy rồi tiếp tục yêu cầu bé tìm món đồ vật đó.

Biết 'CHO' khi có người 'XIN'

Bạn để một số đồ chơi như cái ly, trái banh, búp bê, cây súng, xe hơi..v.v vào một cái khay (mâm), đồng thời bạn có hình chụp của những món đồ chơi đó. Sau đó bạn yêu cầu bé “ hãy lấy cho Mẹ trái banh”, nếu bé chưa hiểu thì bạn giơ hình vẽ trái banh ra cho bé nhìn thấy và lập lại “ Hãy lấy cho Mẹ trái banh”, nếu bé vẫn chưa hiểu thì bạn vừa nói vừa lấy đồ vật đó ra rồi tiếp tục yêu cầu bé lấy.

giúp trẻ 2-4 tuổi phát triển tư duy

Phân biệt 2 đồ vật khác nhau

Bạn lấy vài cái muỗng, vài hạt đậu ( đậu Hà Lan), 1 chai nước suối không nhỏ, 1 cái chén rồi bạn vừa làm vừa yêu cầu bé “ bỏ cái muỗng vào chén nè, bỏ hạt đậu vào chai nè” …Bạn làm vài lần như vậy cho bé nhìn thấy rồi bạn đưa hạt đậu hoặc cái muỗng cho bé rồi yêu cầu bé bỏ vào theo đúng mệnh lệnh của bạn xem bé có làm đúng hay không?
Xếp đúng đồ vật với hình ảnh của chính đồ vật đó

  • Bạn chọn một số vật dụng như: bàn chải, bút chì, kéo, muỗng, ly nhựa, đồng hồ và hình chụp của những vật dụng đó (hình chụp càng giống càng tốt).
  • Bạn làm mẫu trước cho bé thấy, lấy bàn chải đặt lên trên tấm hình chụp bàn chải. Sau đó bạn đưa cho bé các vật dụng kèm hình ảnh tiếp theo và yêu cầu bé làm giống như bạn xem bé có hiểu và làm đúng không?
  • Bạn trải 2 tấm hình ra sàn nhà và yêu cầu bé lần lượt lấy từng vật dụng đặt lên trên tấm hình cho phù hợp. Cứ như vậy cho đến hết.

Phân biệt LỚN và NHỎ

  • Bạn chọn những vật dụng nhỏ và lớn (ly, hộp, sách vở hoặc trái bóng..)
  • Bạn để vật dụng nhỏ và lớn trước mặt bé rồi nói “Lấy cho mẹ cái ly nhỏ/hoặc lớn”.

Thi hành chỉ thị bằng ngôn ngữ

  • Bạn chọn 4 vật dụng gồm: 1 trái banh, 1 ly nhựa, 1 con chó bông, 1 hộp lớn đựng ly.
  • Bạn để dụng cụ trên bàn trước mặt bé rồi yêu cầu bé: “Con hãy gõ vào hộp”, “Con hãy vuốt ve con chó”, “Con đứng dậy và nhảy lên”, “bỏ ly vào hộp rồi ngồi xuống”.

Thi hành một mệnh lệnh có hai yêu cầu liên tiếp

Bạn lấy 1 khối vuông và 1 ly nhựa rồi để 2 vật đó trên mặt bàn. Yêu cầu bé “Con lấy khối gỗ vuông bỏ vào cái ly đi, sau đó cầm cái ly để xuống đất”…Lặp lại yêu cầu đó sau một lúc nếu bé chưa hiểu. Khi bé bắt đầu làm theo yêu cầu của bạn thì tuyệt đối giữ im lặng, không ra lệnh hay nói thêm điều gì khác làm cho bé bị phân tâm.
Khi bé thực hiện được những bài tập này thì khả năng giao tiếp của bé phát triển tốt. Cần tăng cường rèn luyện tư duy cho bé qua những hoạt động học tập và sáng tạo thông qua các trò chơi tương tác như trên.

(Theo Kiều Thanh Hà - Chuyên viên tâm lý, benhviennhi.org.vn)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan