6 phương pháp trị chứng khóc 'dạ đề' ở trẻ (Hội chứng Colic)

Bé nhà bạn trông khá khỏe mạnh, đã được cho ăn no và thay tã sạch sẽ, tuy nhiên bé vẫn không ngừng quấy khóc. Có thể trẻ đã mắc phải chứng khóc 'dạ đề' hay Hội chứng Colic.

Trẻ em khóc là chuyện bình thường, tuy nhiên trẻ bị chứng khóc 'dạ đề' hay Hội chứng “Colic” thường quấy khóc nhiều hơn những đứa trẻ khác. Tình trạng này của trẻ có thể làm cho cha mẹ lo lắng, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo sợ vì nó chỉ là tình trạng tạm thời và vẫn có cách để hạn chế nó.

Hội chứng này thông thường bắt đầu từ khi bé được 3 tuần tuổi kéo dài cho đến khi được 3 – 4 tháng tuổi. Tình trạng này có biểu hiện là trẻ khóc dai dẳng không nín, không do nguyên nhân bệnh tật, hay khóc vào một giờ cố định và thường vào buổi tối, có thể kéo dài khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ.

Nguyên nhân của chứng khóc 'dạ đề' hay Hội chứng “Colic” hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ. Theo bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa Nhi khoa Sona Sehgal, nguyên nhân có thể là do hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện hoặc do việc phải thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung người mẹ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và bị kích thích trong một khoảng thời gian ngắn.

Bác sỹ Sona Sehgal khuyên các bậc cha mẹ nên nói chuyện với các bác sỹ nhi khoa về các triệu chứng của trẻ. Bác sỹ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân, ví dụ như là việc thay đổi sữa công thức hay thay đổi tư thế cho bú.

Do không có nguyên nhân rõ ràng nên không có thuốc đặc trị cho hội chứng “colic”chứng khóc 'dạ đề' hay Hội chứng “Colic” nên bạn chỉ có thể xoa dịu trẻ và làm trẻ bớt quấy khóc bằng cách áp dụng một số phương pháp được khuyến cáo sau đây.

  1. Làm dịu cơn đau bụng
6 phương pháp trị chứng khóc "dạ đề" ở trẻ (Hội chứng Colic)

Đặt bé nằm sấp trên bụng hoặc đùi của bạn. Sự thay đổi tư thế có thể giúp xoa dịu trẻ. Bạn cũng có thể lấy tay xoa nhẹ lên lưng của trẻ để giúp trẻ chấn tĩnh và giúp đẩy không khí từ bụng trẻ ra ngoài. Thêm vào đó, việc này sẽ giúp trẻ có được cơ cổ và cơ vai khỏe hơn. Lưu ý chỉ cho trẻ nằm sấp khi trẻ còn thức và phải có giám sát của cha mẹ.

  1. Bế ẵm
6 phương pháp trị chứng khóc "dạ đề" ở trẻ (Hội chứng Colic)

Trẻ bị mắc hội chứng colic thường rất thích được ẵm bồng. Việc được gần gũi với cha mẹ làm trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Việc bồng trẻ một lúc lâu vào sáng sớm sẽ giúp làm giảm tình trạng quấy khóc vào ban đêm.

  1. Đưa trẻ đi lại quanh nhà
6 phương pháp trị chứng khóc "dạ đề" ở trẻ (Hội chứng Colic)

Việc đưa đi đưa lại trẻ có thể đủ để giúp xoa dịu tình cơn quấy khóc. Hãy cho trẻ đi dạo bằng xe đẩy hoặc là đặt trẻ lên một chiếc đu quay dành cho trẻ sơ sinh.

  1. Giữ thẳng người cho trẻ sau khi ăn
6 phương pháp trị chứng khóc "dạ đề" ở trẻ (Hội chứng Colic)

Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản sau khi ăn có thể là yếu tố nguyên nhân của chứng khóc 'dạ đề' hay Hội chứng “Colic” . Trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản thường bị trớ sau khi bú sữa mẹ hoặc sữa bột. Giữ cho bé đứng thẳng sau khi ăn có thể làm giảm tình trạng này. Lưu ý không cho trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng trên ghế sau khi ăn do có thể làm các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn,.

  1. Bổ sung thêm ngũ cốc vào sữa
6 phương pháp trị chứng khóc "dạ đề" ở trẻ (Hội chứng Colic)
 

Bạn có thể bổ sung thêm ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh vào sữa mẹ hoặc sữa bột để làm đồ uống đậm đặc hơn. Đây cũng là một cách để làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Tỷ lệ bổ sung là 1 thìa ngũ cốc với 30 ml sữa bột hoặc sữa mẹ. Bạn có thể thay núm vú của bình sữa để trẻ có thể ăn sữa được dễ dàng hơn. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng cách này.

  1. Thay đổi sữa bột
6 phương pháp trị chứng khóc "dạ đề" ở trẻ (Hội chứng Colic)

Việc không dung nạp protein từ sữa hoặc dị ứng sữa có thể là một phần nguyên nhân khiến cho trẻ bị mắc chứng khóc 'dạ đề' hay Hội chứng “Colic” . Trong trường hợp này, bạn có thể thay đổi loại sữa bột đang dùng sang một loại khác để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Cần khoảng 2 ngày để thấy được những tiến triển. Nếu con bạn vẫn không ngừng quấy khóc sau khi thay đổi loại sữa thì vấn đề không dung nạp sữa hay dị ứng sữa không phải là nguyên nhân.

Luôn lưu ý về những điều nên làm hoặc không nên làm để làm dịu chứng khóc 'dạ đề' hay Hội chứng “Colic”  của trẻ. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra được biện pháp tốt nhất để lấy lại sự bình yên trong gia đình và khiến trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

- 28-05-2018 -