Thần kinh ngoại biên

Tìm hiểu Bệnh Thần kinh ngoại biên với bác sĩ giỏi khoa Nội thần kinh, Ngoại thần kinh để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị. Gọi Bác sĩ Wellcare qua điện thoại hoặc video.
Thursday, 19/10/2017

Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?

Bệnh thần kinh ngoại vi chỉ các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại vi, bao gồm tế bào thần kinh vận động hay cảm giác, rễ thần kinh, đám rối thần kinh (plexus) và dây thần kinh ngoại vi.Dây thần kinh vận động điều khiển cử động của tất cả các cơ một cách có ý thức. Thông tin về cảm giác (ví dụ như lạnh, nóng và động chạm) từ thụ thể trên da được chuyển đến não thông qua các dây thần kinh cảm giác. Dây thần kinh tự chủ được tìm thấy trong những cơ quan quan trọng (ví dụ như tim, phổi) và giúp điều hòa chức năng cơ thể như nhịp tim và hơi thở.

(Ảnh minh họa)

Phân loại bệnh thần kinh ngoại biên 

Phân loại lâm sàng các bệnh thần kinh ngoại vi dựa trên:

  • Cơ quan của hệ thống thần kinh ngoại vi có liên quan: các dây thần kinh ngoại vi (bệnh thần kinh đơn hay đa tùy thuộc vào số lượng dây thần kinh bị ảnh hưởng), đám rối thần kinh (plexopathy), rễ thần kinh (radiculopathy) hoặc tế bào thần kinh vận động/cảm giác (neuronopathy).
  • Các loại sợi thần kinh có liên quan, ví dụ: bệnh đa dây thần kinh cảm giác khi chỉ có sợi cảm giác bị ảnh hưởng.
  • Cơ chế gây tổn thương thần kinh, ví dụ: bệnh hủy myelin (demyelinating) so với bệnh sợi trục thần kinh (axonal neuropathy). Tổn thương sợi trục là do các thiệt hại không thể đảo ngược lên các tế bào thần kinh (ví dụ bệnh đa dây thần kinh do tiểu đường) trong khi những bệnh hủy myelin có liên quan đến vỏ myelin (ví dụ như viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính hoặc ngắn gọn là CIDP).

Triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên

Các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào loại sợi thần kinh bị ảnh hưởng:

  • Thần kinh cảm giác bị tổn thương làm giảm nhận biết của cảm giác kim châm, sự động chạm nhẹ hoặc cảm giác rung động trên bàn tay và bàn chân. Nó cũng có thể gây ra sự không vững vàng khi đi lại.
  • Thụ thể đau có thể trở nên quá nhạy cảm dẫn đến những cơn đau thiêu đốt tự phát, gây khó chịu cả với những động chạm nhẹ (allodynia) và quá mẫn cảm với cảm giác đau (hyperalgesia). Triệu chứng tổn thương dây thần kinh cảm giác như đau, tê bì, cảm giác kiến bò, yếu cơ, bỏng rát hoặc mất cảm giác. Những triệu chứng này thường bắt đầu từ từ. Ở một số người triệu chứng có thể rất nhẹ và không nhận thấy. Ở một số người khác, triệu chứng trở nên dai dẳng và gần như không thể chịu đựng nổi, nhất là về ban đêm.
  • Sự ảnh hưởng lên các dây thần kinh tự chủ dẫn đến một loạt các triệu chứng, ví dụ: đổ mồ hôi bất thường, tư thế lảo đảo, nhịp tim không đều, tiểu không tự chủ và rối loạn chức năng cương cứng ở nam giới.
  • Nếu dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị yếu hoặc liệt các cơ do dây thần kinh đó kiểm soát và đôi khi những cơn vọp bẻ và co giật cơ bắp đau đớn.
  • Còn nếu tổn thương xảy ra ở các dây thần kinh thuộc hệ thần kinh tự động, bệnh nhân có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, giảm tiết mồ hôi hoặc liệt dương, tụt huyết áp khi đứng gây choáng ngất.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, Ngoại thần kinh trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh di truyền là do các khuyết tật bẩm sinh trong mã di truyền và được gọi chung là bệnh Charcot-Marie-Tooth (CMT).Nguyên nhân của bệnh thần kinh ngoại vi tập nhiễm bao gồm:

  • Chấn thương vật lý lên dây thần kinh. Điều này có thể từ những chấn thương như gãy xương hoặc do sự chèn ép cấp tính như chứng tê liệt 'đêm thứ bảy'. Dây thần kinh ngoại vi cũng dễ bị chèn ép tại một số vị trí cấu trúc.
  • Tình trạng này được gọi là entrapment neuropathy (bệnh thần kinh do bị kẹt). Một ví dụ phổ biến là Hội chứng ống cổ tay (CTS). Trong điều kiện này, các dây thần kinh trung tuyến bị chèn ép khi nó đi qua một ống hẹp ở cổ tay (carpal tunnel).
  • Bệnh thần kinh do trao đổi chất, ví dụ: Tiểu đườngsuy thận.
  • Bệnh thần kinh do dinh dưỡng, ví dụ: thiếu hụt vitamin B12 và lạm dụng rượu mạn tính.
  • Rối loạn tự miễn, ví dụ: Viêm khớp mạn tính.
  • Nhiễm trùng, ví dụ: HIV và bệnh phong.
  • Bệnh thần kinh do miễn dịch. Do viêm dây thần kinh từ hệ thống miễn dịch bị khiếm khuyết, chẳng hạn như bệnh CIDP.
  • Độc tố và các loại thuốc, ví dụ: kim loại nặng như chì và các loại thuốc như cisplatin.
  • Tổn thương ở một dây thần kinh có thể do chấn thương hoặc chèn ép ở người bị bó bột hoặc phải dùng nạng lâu ngày, ở lâu trong một tư thế không tự nhiên như đánh máy tính, hoặc có khối u ở xương.

Nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh tiểu đường. Những nguyên nhân khác gồm nghiện rượu, HIV/AIDS, một số bệnh di truyền, nhiễm tinh bột, thiếu vitamin, các bệnh như bệnh tự miễn, bệnh gan, bệnh thận và nhược giáp, tiếp xúc với một số chất độc và thuốc, nhất là thuốc điều trị ung thư, nhiễm vi khuẩn hoặc vi-rút.

Chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên

Phán đoán nguyên nhân và sau đó tiến hành các xét nghiệm thích hợp như được liệt kê dưới đây:

Elektromiografi (EMG)

Đây là một xét nghiệm quan trọng giúp xác định vị trí, đặc trưng tính chất, mức độ nghiêm trọng của bệnh thần kinh ngoại vi. EMG bao gồm việc kích thích các dây thần kinh ngoại vi và ghi lại tín hiệu điện của nó. Sau đó là việc chèn một cây kim rất nhỏ vào các cơ chân tay hoặc lưng và ghi lại các hoạt động vận động của chúng.

Xét nghiệm máu

Để kiểm tra những nguyên nhân tiềm ẩn, ví dụ: bệnh tiểu đường, thiếu vitamin, protein bất thường trong máu và kháng thể. Trong một số loại bệnh thần kinh di truyền, các mẫu máu có thể được gửi đi xác nhận di truyền.

Chọc dò tủy sống

Đây là một quy trình thực hiện tại giường bệnh, một ít dịch não tủy (từ vùng lưng dưới) được lấy ra để phân tích trong điều kiện vô trùng và gây mê cục bộ.

Sinh thiết da

Đây là một thủ thuật tại giường bệnh đơn giản để xác nhận bệnh thần kinh ảnh hưởng đến những đầu dây thần kinh nhỏ trên da. Sinh thiết da (đường kính khoảng 3mm) được thực hiện dưới sự gây mê cục bộ vào chân và đùi.

Kiểm tra chức năng tự chủ

Đây là một thử nghiệm không xâm lấn để đánh giá hệ thống thần kinh tự chủ.

Sinh thiết thần kinh

Đôi khi được thực hiện để xác nhận sự hiện diện của bệnh viêm thần kinh, ví dụ: bệnh thần kinh viêm mạch.

Điều trị bệnh thần kinh ngoại biên

Điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn và loại bệnh thần kinh. Ví dụ, trong bệnh thần kinh do tiểu đường, điều trị sẽ được hướng vào việc kiểm soát lượng đường trong máu bình thường vì nó sẽ ngăn ngừa tổn thương tiếp tục lên dây thần kinh. Thuyên giảm của cơn đau do bệnh thần kinh thường có thể đạt được bằng thuốc, chẳng hạn như amitriptylin và gabapentin.Bệnh thần kinh do miễn dịch (ví dụ CIDP), được điều trị hoặc là bằng cách tiêm globulin miễn dịch (IVIG) hoặc là steroid. IVIG huyết tương được hiến tặng có chứa kháng thể bình thường có thể tạm thời chống lại những khảng thể bất thường trong cơ thể.Steroid sẽ giúp ngăn chặn phản ứng miễn dịch bất thường tấn công vào dây thần kinh.Phẫu thuật giảm áp có thể có lợi với những người bị bệnh mắc kẹt dây thần kinh (entrapment neuropathy), ví dụ: CTS.

Phòng ngừa bệnh thần kinh ngoại biên

  • Phương pháp giảm nguy cơ của bệnh thần kinh ngoại vi tốt nhất cho tất cả mọi người nói chung là áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, uống rượu vừa phải và xử lý tốt bất kỳ chứng bệnh có nguy cơ nào.
  • Tránh những hành động lặp đi lặp lại, tư thế bó buộc và các hóa chất độc hại càng nhiều càng tốt vì chúng có thể gây tổn thương thần kinh.
  • Các hình thức tập thể dục tích cực hay thụ động có thể cải thiện sức mạnh của cơ và ngăn chặn tổn thương cơ ở chi bị liệt. Chăm sóc tỉ mỉ bàn chân cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong bệnh đa dây thần kinh do tiểu đường.
  • Hỗ trợ cơ học có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng. Nẹp tay hoặc chân có thể bù đắp cho sự yếu đuối của cơ hoặc làm giảm chèn ép thần kinh.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Talk To Our Doctors Now

LogoWellcare
Your TRUSTED health partnerWe help you maintain a good health and when you have problems we connect you with the best specialists.
Company Info
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Download the app
Follow Us
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved