Sụp mi

Kết nối Bác sĩ giỏi Chuyên khoa Mắt để được tư vấn điều trị, phòng ngừa Bệnh Sụp mi và các biến chứng. Gọi ngay Bác sĩ Wellcare để tư vấn 24/7
Thursday, 19/10/2017

Tìm hiểu chung

Xệ mí mắt hay còn gọi là sụp mí mắt hay mí mắt chảy xệ hay sụp mi là sự sa xuống của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường. Nguyên nhân do cơ mí mất khả năng co giãn, đàn hồi hay da mí bị nhão tạo thành những túi mỡ ở mí trên; do tổn thương của dây thần kinh số 3 và hội chứng Horner; do khối u và nhiễm khuẩn.\

Triệu chứng, biểu hiện

Biểu hiện xệ mí dễ nhận biết nhất là mắt (một bên hoặc cả hai) không mở lớn được, mí mắt che phủ con ngươi.Những biểu hiện sau có thể biết được tình trạng sụp mi trên ở người lớn tuổi như:\

  • Động tác mở mắt khó khăn, nhiều khi phải nhăn trán hay ngẩng đầu mới có thể nhìn được.
  • Da mi trên sa trễ xuống tạo cho mi trên có nhiều nếp mi.
  • Mi trên sa trễ qua cả bờ mi và che phủ đồng tử (trung tâm lòng đen), che trục nhìn của mắt.
  • Các dấu hiệu chứng tỏ sụp mi nặng gồm:
  • Lông mi hướng xuống dưới
  • Mất nếp gấp mi trên
  • Co rút cơ trán biểu thị bằng rướn lông mày
  • Ngửa cổ ra sau
  • Giảm thị lực
  • Thử nghiệm lật mi, nếu mi trên luôn ở tư thế đã bị lật chứng tỏ cơ nâng mi yếu hay không còn hoạt động.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến sụp mi như: nguyên nhân bẩm sinh, do tuổi tác, dính chấn thương, các phẫu thuật ở mắt hoặc do các bệnh lý thần kinh, bệnh của cơ hay đái tháo đường… Trong đó, sụp mi bẩm sinh thường gặp nhất, xuất hiện ngay sau khi sinh và chiếm tới 75% trường hợp. Nguyên nhân của sụp mi bẩm sinh là do sự loạn dưỡng khu trú nguyên phát của các sợi cơ nâng mi, số lượng các sợi cơ nâng mi giảm đi và thay thế bằng các tổ chức xơ.Mặt khác, mí mắt sụp xuống theo tuổi, khi tuổi càng cao, cơ nâng mi càng dãn mỏng và yếu vì quá trình lão hóa. Xệ mí sụp mi biểu hiện rõ nhất ở những người sút cân sau điều trị béo phì hoặc người có cấu tạo da khô, mức độ sụp mi nặng nhẹ tùy từng người. Nhìn chung, thời gian, tuổi tác và môi trường sống là những nguyên nhân khiến lớp da mí mắt kém đàn hồi. Phụ nữ tuổi trung niên thường trăn trở vì mí mắt bị chảy xệ và xuất hiện lớp mỡ dư thừa ở mí trên lẫn mí dưới, khiến đôi mắt trông già nua và thị lực giảm sút.Xệ mí mắt được chia làm hai nhóm chính: là xệ mí mắt bẩm sinh và xệ mí mắt mắc phải.\

  • Xệ mí mắt bẩm sinh: Chiếm khoảng 55 - 75% các trường hợp, trong đó sụp mi đơn thuần thường gặp nhất, có thể kết hợp với tật khúc xạ, không gây nhược thị, sụp mi bẩm sinh phối hợp với bất thường vận nhãn. Xệ mí bẩm sinh phối hợp với những dị dạng ở mặt.

Ảnh minh họa

\

  • Xệ mí mắt mắc phải: chiếm khoảng 25% các trường hợp sụp mi và được chia làm các nhóm:
  • Xệ mí do tổn thương thần kinh, liệt vận nhãn với mức độ khác nhau
  • Xệ mí do cân: gặp ở người cao tuổi, chức năng cơ gần như bình thường, khi nhìn xuống mi sụp, nếp gấp da mi cao hơn bình thường, mi mỏng, sụp mi nặng hoặc nhẹ.
  • Xệ do chấn thương: chấn thương đụng dập hoặc đâm xuyên vào cân cơ cũng có thể gây sụp mi vĩnh viễn. Phẫu thuật hốc mắt và phẫu thuật thần kinh cũng có thể gây sụp mi.
  • Xệ mí do tác nhân cơ giới: u, sa da mi, bệnh lý sẹo như xơ hóa cơ, mắt hột, bỏng.

Chẩn đoán

Khi thấy có những dấu hiệu của sụp mi cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán xác định nguyên nhân nào gây sụp mi.\

Điều trị

Xệ mí bẩm sinh

Đối với trường hợp xệ mí bẩm sinh hoặc do bệnh nhược cơ thì vấn đề điều trị gồm. Về tuổi điều trị: khi bị xệ mí thì nên phẫu thuật khi trẻ 4 - 5 tuổi. Đối với các trường hợp sụp mi nặng, gây giảm thị lực do nhược thị hoặc lệch đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi. Sụp mi chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Tùy tình trạng để lựa chọn phương pháp thích hợp căn cứ vào mức độ chức năng của cơ nâng mi.Việc phẫu thuật sụp mi phụ thuộc vào sức khoẻ của bệnh nhân để các bác sĩ quyết định phẫu thuật. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sụp với thị lực. Khi phát hiện con bị sụp mi, cha mẹ cần đưa tới cơ sở chuyên khoa mắt để được khám và điều trị, tốt nhất là trước hai tuổi.\

Ảnh minh họa

\

Không do bẩm sinh

Với sụp mi ở người lớn tuổi và các nguyên nhân khác gây bệnh thì vấn đề cần phẫu thuật hay không còn tùy thuộc mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi. Nếu sụp mi vừa phải thì chỉ cần cắt bỏ phần da mi trên dư thừa. Nếu sụp mi nhiều, ngoài khâu này, bác sĩ còn phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt bỏ một phần cơ vòng mi.Một số phương pháp gồm:\

  • Phẫu thuật nâng cung mày
  • Phẫu thuật tạo hình mí mắt
  • Nâng cung mày nội soi

Ngoài ra, thủ thuật nâng mi mắt là giải pháp phổ biến, bệnh nhân sẽ được cắt bỏ lớp da thừa và được tách bỏ lớp mỡ mắt nhờ vậy, phẫu thuật mi mắt giúp bạn loại bỏ da thừa mi trên và bọng mắt, đem lại mi mắt căng mọng. Thông thường một người chỉ cần nâng mí mắt 1-2 lần trong đời, tùy theo tình trạng lão hóa nhanh hay chậm.\

Bài thuốc dân gian chữa sụp mi

Triệu chứng chung: Mi mắt trên thấy nặng rồi sụp dần, che kín mất phần mắt, khó trông thấy hoặc không trông thấy gì, trẻ em người lớn có thể bị, có khi trẻ bẩm sinh mi mắt đó sụp xuống nửa mắt, sụp mi mắt bẩm sinh.\

Khí hư

Triệu chứng: Mặt trắng xanh, tiếng nói nhỏ, mạch hoãn vô lực,Pháp: Bổ khí cho nâng mi mắtChâm cứu: Bách hội, Toản trúc, Ngư yêu, Ty trúc không, Đầu lâm khấp, My xung, Dương bạch, Thái xung, Hoặc Châm bổ: Dương bạch, Tứ bạch, Toản trúc, tình minh, Hợp cốcTuần 2 lần\

Sụp Mi Mắt thấp nhiệt

Triệu chứng: Mặt đỏ hồng thở mạnh nói to, mạch xác có lực,Pháp: Thanh lợi thấp nhiệt cho mi nhẹ sẽ lênChâm cứu: Bách hội, Toản trúc, Ngư yêu, Ty trúc không, Đầu lâm khấp, My xung, Dương bạch, Thái xung, hoặc Châm bổ: Dương bạch, Tứ bạch, Toản trúc, Tình minh, Hợp cốc.Tuần 2 lần\

Phòng ngừa

Để phòng tránh hiện tượng sụp mí mắt không khó, điều quan trọng bạn phải xây dựng cho mình chế độ chăm sóc mắt hợp lý cũng như tránh xa các tác nhân không tốt cho mắt. Ví dụ như:\

  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh. Không thức quá khuya, hoặc ngủ quá nhiều. Nên duy trì giấc ngủ trưa tầm 15-20 phút cũng như ngủ 8 tiếng mỗi ngày để đôi mắt được phục hồi sau khi lao động, làm việc.
  • Không nên tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính, không đọc sách báo truyện khi thiếu ánh sáng. Không nên thường xuyên sử dụng kính sát tròng.
  • Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt. Nên sử dụng kính râm hoặc kem chống nắng dành riêng cho mắt khi đi ra ngoài.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E… tốt cho mắt. Uống đủ lượng nước mỗi ngày. Hạn chế uống cà phê, rượu, các chất kích thích…
  • Sử dụng một số loại mỹ phẩm dưỡng da dành riêng cho vùng mắt. Có thể đắp mặt nạ cho mắt hàng ngày trước khi đi ngủ.

Wellcare

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

Talk To Our Doctors Now

LogoWellcare
Your TRUSTED health partnerWe help you maintain a good health and when you have problems we connect you with the best specialists.
Company Info
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Download the app
Follow Us
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved