Chắp và lẹo

Kết nối Bác sĩ giỏi Chuyên khoa Mắt để được tư vấn điều trị, phòng ngừa Bệnh Chắp và lẹo và các biến chứng. Gọi ngay Bác sĩ Wellcare để tư vấn 24/7
Thursday, 19/10/2017

Đây là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Hai bệnh này khác nhau nhưng hay bị nhầm lẫn. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt.Chắp là do sưng dạng u hạt mạn tính của một tuyến meibomius thường diễn ra sau khi tuyến này bị viêm. Chắp có nhiều dạng gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mí mắt.Lẹo là bệnh nhiễm khuẩn cấp có mủ không lan rộng của một hay nhiều tuyến zeis hay moll (lẹo phía ngoài) hoặc của các tuyến meibomius (lẹo trong mí mắt) do tụ cầu khuẩn gây nên.

Triệu chứng, biểu hiện chắp và lẹo

Triệu trứng chắp: sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau vài ngày, chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Diễn biến thường tự khỏi sau vài tháng.Triệu chứng lẹo: đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Lẹo trong diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.

Điều trị chắp và lẹo

Điều trị chắp:Có thể dùng biện pháp chườm nóng nhằm giảm đau với các tổn thương sớm.Sử dụng cortioid, chích chắp đối với chắp to hoặc chắp dai dẳng (có chỉ định của bác sĩ điều trị) hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Tuy nhiên, do chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải nạo thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát. Còn khi chắp mắt tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ cần phải lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.Điều trị lẹo:Phải dùng kháng sinh toàn thân tiêu mủ thời kỳ đầu, chườm nóng, rạch mủ và dùng thuốc nhỏ mắt. Bạn nên khám và điều trị ở một cơ sở chuyên khoa mắt.

Phòng ngừa chắp và lẹo

Để phòng ngừa bệnh này cần chú ý giữ vệ sinh mắt và bờ mi, nhất là sau khi đi qua những vùng bụi bặm, rửa mi mắt bằng nước sạch, tra kết mạc bằng dung dịch natri clorit 0,9%.Có thể bôi một lượt mỏng mỡ kháng sinh (mỡ tetracilin 1%) hàng ngày vào bờ mi.

Kinh nghiệm dân gian về chắp và lẹo

Chắp và lẹo thường tái đi tái lại nhiều lần với biểu hiện cộm hoặc ngứa mí mắt rồi bờ mi mắt sưng đỏ, sau vài hôm có thể thành mủ, nếu không được điều trị sẽ vỡ mủ và để lại sẹo xấu. Đông y chữa chắp lẹo bằng nhiều biện pháp xử trí như chích lể, giác...\

Chích lể huyệt phế du

Nếu có điều kiện, nên dùng kim tam lăng. Đây là loại kim đầu nhọn có ba cạnh vát nên khi chích nhẹ vào huyệt sẽ rất dễ dàng nặn được máu. Huyệt phế du được xác định khi tay bạn vắt ngang qua đầu, đầu ngón trỏ với ra sau lưng, đầu ngón tay chạm đến đâu thì đấy là huyệt cần thiết có thể chích lể được.Phế du là huyệt thuộc kinh Túc thái dương Bàng quang, nằm cách gai đốt sống lưng thứ 3 ngang ra hai bên 1,5 thốn (bằng 1/2 khoảng cách từ chính giữa cột sống đến bờ trong xương bả vai).Theo y học cổ truyền, chắp lẹo là do nhiệt tà xâm phạm vào bì mao. Phế du là du huyệt của tạng Phế. Khi chích nặn máu, phế du có tác dụng thanh tiết nhiệt độc. Theo kinh nghiệm thực tiễn, có thể chỉ cần chích nặn máu huyệt phế du cùng bên với mắt bị bệnh là được.Cách chích lể: Dùng kim tam lăng chích nhẹ vào huyệt, sau đó nặn ra chút máu. Nếu có điều kiện, có thể dùng bầu giác giác ngay trên huyệt sau khi đã chích lể. Đây là cách giác ướt, tức là giác để cho ra máu.\

Chích lể huyệt nhĩ tiêm

Nhĩ tiêm là huyệt nằm ngay trên đỉnh vành tai. Khi xác định huyệt, lấy ngón tay ép cho vành tai gập lại, huyệt nằm ở đỉnh của vành tai. Dùng kim chích lể và nặn chút máu. Ở huyệt này, không áp dụng phương pháp giác trên huyệt được.\

Giác ướt

Là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng. Trường hợp cần thiết có thể dùng cốc thủy tinh nhỏ để giác. Trước tiên, phải sát trùng vùng da cần giác, dùng kim tam lăng hoặc kim tiêm chích nhẹ vài điểm trên vùng huyệt phế du, tiếp đó tiến hành giác. Có thể chỉ cần giác một vài lần là đạt kết quả tốt.Chú ý: Trước khi chích lể, phải dùng cồn hoặc dung dịch Betadine, iod sát trùng vùng da tại huyệt. Nếu không có các thuốc sát trùng nói trên, có thể dùng một nhánh tỏi cắt lát ngang xát lên huyệt để sát trùng. Trường hợp không có kim tam lăng, có thể dùng kim khâu, kim tiêm... để chích lể.Nên chích lể, châm cứu sớm ngay khi chắp lẹo mới hình thành để đạt hiệu quả điều trị tốt, làm chắp lẹo tiêu nhanh. Trường hợp để muộn vẫn có thể áp dụng các phương pháp điều trị như trên. Tuy nhiên, nếu chắp lẹo đã thành mủ thì nên đến thầy thuốc hoặc cơ sở y tế để làm thủ thuật chích tháo mủ, nạo ổ viêm...Không nên dùng chung kim để chích lể cho nhiều người nhằm tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm. Tốt nhất là dùng kim riêng cho từng người.\

Wellcare

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

Talk To Our Doctors Now

LogoWellcare
Your TRUSTED health partnerWe help you maintain a good health and when you have problems we connect you with the best specialists.
Company Info
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Download the app
Follow Us
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved