Viêm bao quy đầu

Viêm bao quy đầu hay còn gọi là viêm quy đầu. Đây là tình trạng sưng, đau nhức hoặc khó chịu ở đầu dương vật. Bệnh này thường xảy ra ở người không cắt bao quy đầu.

Viêm bao quy đầu là gì?

Viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu (Hinh minh họa)

Viêm bao quy đầu hay còn gọi là viêm quy đầu. Đây là tình trạng sưng, đau nhức hoặc khó chịu ở đầu dương vật. Bệnh này thường xảy ra ở người không cắt bao quy đầu.;

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm bao quy đầu?
Các triệu chứng thông thường bao gồm:
  • Đỏ, sưng ở đầu dương vật hoặc bao quy đầu;
  • Đau, khó đi tiểu;
  • Không thể đi tiểu được và tiết ra mùi hôi.
  • Bao quy đầu có thể trở nên đỏ, sưng và đau khi chạm vào. Nếu không được chữa trị, viêm quy đầu có thể làm thay đổi hình dạng dương vật, gây phồng rộp và lở loét.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Viêm quy đầu bình thường không nghiêm trọng, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác, ví dụ như nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục hoặc nấm. Do đó việc đến gặp bác sĩ đa khoa hoặc phòng khám địa phương là rất quan trọng nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm quy đầu.
Nếu trẻ bị viêm quy đầu, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ đa khoa để có những chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Nguyên nhân gây Viêm bao quy đầu

Nguyên nhân nào gây ra viêm bao quy đầu?
Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm bao quy đầu bao gồm:
  • Nhiễm khuẩn hoặc nấm;
  • Nhiễm trùng đường tiểu;
  • Dị ứng;
  • Vệ sinh kém;
  • Chấn thương;
  • Bệnh lây lan qua đường tình dục;
  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Bao quy đầu chặt có thể giữ lại nước tiểu, vi khuẩn và các vi sinh vật có thể gây ra viêm quy đầu.

Nguy cơ bị Viêm bao quy đầu

Những ai thường bị viêm bao quy đầu?
Bệnh viêm quy đầu khá phổ biến và ảnh hưởng đến nam giới ở mọi độ tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm bao quy đầu?
  • Người mắc bệnh viêm khớp phản ứng;
  • Bệnh nhân tiểu đường mà không chữa trị hoặc không kiểm soát đường huyết khi bị tiểu đường;
  • Bị các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh Herpes hoặc bệnh lậu.

Điều trị Viêm bao quy đầu hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm bao quy đầu?
Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh lý và kiểm tra sức khỏe. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mủ ở vết viêm để kiểm tra xem nguyên nhân gây bệnh có phải là vi khuẩn hoặc nấm hay không. Bác sĩ cũng có thể thử máu nếu bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng như tiểu đường hoặc giang mai.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm bao quy đầu?
Liệu trình điều trị phụ thuộc vào độ tuổi và nguyên nhân. Phương pháp điều trị bao gồm rút bao quy đầu và ngâm vào nước ấm. Những trường hợp nhẹ chỉ cần thoa kem kháng sinh. Với các trường hợp nặng hơn hoặc bị tiểu đường, bệnh nhân có thể cần uống thuốc kháng sinh. Kem corticosteroid cũng được dùng để làm giảm sưng. Hiếm có trường hợp bệnh nhân cần phải phẫu thuật.
Thời gian bình phục phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh nhân. Ở những trường hợp nhẹ, các triệu chứng sẽ giảm dần hoặc thậm chí biến mất sau 5 đến 10 ngày. Ở những trường hợp nặng, thời gian bình phục có thể sẽ lâu hơn.

Thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của viêm bao quy đầu

Những thói quen có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm bao quy đầu là:
  • Vệ sinh sạch sẽ: bạn nên thường xuyên rút bao quy đầu và vệ sinh đầu dương vật;
  • Dùng bao cao su khi quan hệ;
  • Dùng kem hoặc thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Nếu bạn bị dị ứng với loại xà phòng thông thường, dùng thử xà phòng dịu nhẹ để xem các triệu chứng có giảm hay không;
Đến gặp bác sĩ nếu:
  • Chỗ viêm bị sưng nặng hơn kể cả sau khi điều trị;
  • Tình trạng viêm không đỡ sau 3-4 ngày;
  • Khó tiểu, có máu hoặc mủ trong nước tiểu;
  • Viêm quy đầu tái phát. Bạn nên xem xét việc cắt bao quy đầu nếu bị viêm hết lần này đến lần khác.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn. Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán
  • 28-05-2018
    Loạn nhịp nhanh trên thất, hay còn gọi là cơn nhịp nhanh kịch trên thất, là tình trạng tim đập quá nhanh nên không được bơm đầy máu. Tim lúc đó có thể đập lên đến 150-250 nhịp/phút thay vì 60-100 nhịp/phút như bình thường. Loạn nhịp nhanh trên thất bao
  • 04-10-2018

    Tăng huyết áp phổi, hay còn gọi là tăng áp động mạch phổi, là tình trạng áp suất trong các mạch máu từ tim đến phổi tăng quá cao. Tim sẽ bơm máu từ tâm thất phải đến phổi để lấy oxy. Bởi vì máu không phải đi xa, nên áp lực ở động mạch đưa máu từ tâm

  • 28-05-2018
    Mộng thịt là một mô thịt phát triển theo hình tam giác hoặc hình cánh trên giác mạc. Nó thường xuất hiện ở góc trong hoặc góc bên ngoài của mắt. Đó là một tổn thương lành tính, phát triển chậm, và hầu như không có hại. Tuy nhiên trong một số trường hợp,
  • 28-05-2018
    Ngộ độc khí CO là tình trạng ngộ độc do hít phải khí CO. Carbon monoxide (viết tắt là CO) là một khí độc không màu, không mùi không gây kích thích cho da và mắt nhưng cực kì nguy hiểm. CO trong không khí có thể được hít vào và hấp thụ dễ dàng qua phổi.
  • 28-05-2018
    Nhiễm sắc thể (NST) là những cấu trúc chứa gen nằm bên trong tế bào. Mỗi tinh trùng của người nam và mỗi trứng của người nữ gồm có 23 NST, những tế bào khác trong cơ thể gồm có 46 NST. Khi trứng được thụ tinh với tinh trùng, thì 23 NST từ trứng của mẹ