Nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi trùng)

Nhiễm khuẩn âm đạo, hay viêm âm đạo do vi trùng, là tình trạng số lượng vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức. Sự phát triển quá mức này của vi khuẩn ở âm đạo có thể gây kích ứng, sưng, viêm, có mùi hôi (sau khi quan hệ tình dục) và các triệu chứng

Nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi trùng) là bệnh gì?

Bệnh Nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi trùng)

Nhiễm khuẩn âm đạo, hay viêm âm đạo do vi trùng, là tình trạng số lượng vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức. Sự phát triển quá mức này của vi khuẩn ở âm đạo có thể gây kích ứng, sưng, viêm, có mùi hôi (sau khi quan hệ tình dục) và các triệu chứng khác. Niệu đạo, bàng quang và da ở vùng sinh dục cũng có thể bị ảnh hưởng.
Viêm âm đạo do vi trùng là một căn bệnh khá phổ biến. Theo thống kê có khoảng 75% phụ nữ từng bị nhiễm khuẩn âm đạo do nấm. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm khuẩn âm đạo, tuy nhiên bệnh thường thấy nhất ở lứa tuổi từ 15-44.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn âm đạo

Sự mất cân bằng số lượng vi khuẩn ở âm đạo chính là nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo do vi trùng.
Thông thường những vi khuẩn có ích (lactobacilli) sẽ áp đảo số lượng vi khuẩn gây hại (anaerobes) ở âm đạo. Nếu số lượng vi khuẩn có hại tăng lên quá nhiều sẽ phá vỡ sự cân bằng tự nhiên và khiến cho số lượng vi khuẩn có ích giảm xuống từ đó dẫn đến nhiễm khuẩn âm đạo.
Những nguyên nhân gây mất cân bằng số lượng vi khuẩn trong âm đạo bao gồm:
  • Phản ứng với thuốc kháng sinh;
  • Đặt vòng tránh thai;
  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Thụt rửa âm đạo.

Nguy cơ mắc bệnh

Sau đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo:
  • Béo phì;
  • Có thai;
  • Sử dụng các loại thuốc tránh thai;
  • Điều trị dài hạn bằng thuốc chứa steroid;
  • Thời tiết nóng;
  • Thiếu vi khuẩn có ích (lactobacilli) bẩm sinh;
  • Vệ sinh kém;
  • Bị tiểu đường;
  • Sức đề kháng yếu.

Điều trị nhiễm khuẩn âm đạo

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi trùng)?
Bệnh nhiễm khuẩn âm đạo có thể tự khỏi nếu không gây ra triệu chứng gì. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn âm đạo. Ngoài thuốc uống, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng kem bôi và thuốc đặt âm đạo.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi trùng)?
Để chẩn đoán bệnh viêm âm đạo do vi trùng, bác sĩ sẽ khám vùng chậu, đặc biệt là âm đạo của bạn để xác định các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu dịch ở âm đạo bằng một miếng gạc để khảo sát dưới kính hiển vi và làm thêm các xét nghiệm khác.
Việc chẩn đoán chính xác bệnh nhiễm khuẩn âm đạo rất quan trọng vì nó sẽ giúp bác sĩ xác định được bạn đang thật sự mắc nhiễm khuẩn âm đạo hay các bệnh nhiệm khuẩn khác như bệnh Chlamydia, một bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ thường sẽ yêu cầu bạn:
  • Không thụt rửa âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi khám;
  • Không sử dụng bất cứ thứ gì có thể gây kích thích âm đạo của bạn, ví dụ thuốc xịt âm đạo;
  • Không quan tình dục trong vòng 24 giờ trước khi khám;
  • Không nên đi khám khi bạn đang có kinh nguyệt.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo

Để phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, bạn cần:
  • Giữ vùng âm đạo khô thoáng;
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ;
  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Phù mạch, hay mề đay phù mạch, là bệnh có hiện tượng tương tự như phát ban (nổi mề đay), nhưng xảy ra ở sâu trong da. Phát ban là khi da bị nổi những nốt sưng đỏ, gây ngứa và khó chịu. Bệnh phù mạch cũng có những triệu chứng tương tự nhưng các nốt sưng
  • 28-05-2018
    Glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO), Glôcôm là nguyên nhân đứng thứ 2 gây mù loà sau đục thuỷ tinh thể và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục. Ở Việt Nam, từ lâu Glôcôm được
  • 20-06-2018
    Khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của hai tay. Khi khớp vai bị trật tái diễn thì ảnh hưởng đến các hoạt động của khớp vai, làm giảm khả năng thực hiện các động tác có biên
  • 28-05-2018
    Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim ấy sẽ hoại tử, gây triệu chứng đau ngực dữ dội. Đồng thời tim là nơi co bóp để duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan khác, do đó khi không còn cung cấp máu sẽ tạo ra mất ổn điện học và tim
  • 28-05-2018
    Nếu suy xét kỹ về rất nhiều việc cần dùng bàn tay, bạn sẽ hiểu vì sao các khớp ở ngón tay lại rất quan trọng. Viêm khớp ngón tay có nhiều nguyên nhân và khớp ngón tay bị viêm sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày do đau và biến dạng khớp. Đau không
  • 05-07-2018
    Mụn cóc mọc ở lòng bàn chân là một nhiễm trùng da do virus HPV gây ra. Mụn cóc này mọc phổ biến ở mặt lòng bàn chân của bạn. Khoảng 10% ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc bệnh này.