Đứt gân gót chân

Đứt gân gót chân là chấn thương phổ biến của phần gân nối cơ bắp chân với gót chân. Do gân gót chân là gân rất lớn và chắc, đứt gân gót chân khiến bạn đau đớn, thậm chí không đi lại nổi. Khi bị đứt gân gót chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt ở sau

Đứt gân gót chân

 Đứt gân gót chân
Đứt gân gót chân. (Ảnh minh họa)

Đứt gân gót chân là chấn thương phổ biến của phần gân nối cơ bắp chân với gót chân. Do gân gót chân là gân rất lớn và chắc, đứt gân gót chân khiến bạn đau đớn, thậm chí không đi lại nổi. Khi bị đứt gân gót chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt ở sau mắt cá hoặc cẳng chân, ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bạn.

Triệu chứng và dấu hiệu của đứt gân gót chân

Triệu chứng phổ biến nhất của đứt gân gót chân là:

  • Đau nhói ở bắp chân dưới.
  • Đau khi đi lại, đặc biệt là khi cố đi bằng ngón chân.
  • Sưng ở bắp chân.
  • Không thể đứng bằng đầu ngón chân của chân bị đứt gân gót.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy đau và nhói ở chân.
  • Có tiếng gãy ở gót chân, đặc biệt là khi bạn không thể đi lại ngay sau đó.

Nguyên nhân gây đứt gân gót chân

Gân có thể bị đứt, rách một phần hoặc hoàn toàn do bạn nhảy, gập bàn chân về phía cẳng chân quá mạnh, hoặc bị va chạm trực tiếp vào gân. Ngoài ra, một số dược phẩm như thuốc kháng sinh quinolone có thể làm tăng nguy cơ đứt gân gót chân.

Nguy cơ bị đứt gân gót chân

Đứt gân gót chân là một chấn thương phổ biến. Nó thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi 40 – 50, đặc biệt là vận động viên tham gia các hoạt động điền kinh sau một thời gian dài không tập luyện. Bạn có thể hạn chế khả năng bị đứt gân ngón chân bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. 

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ đứt gân gót chân, bao gồm:

  • Tuổi tác: Độ tuổi của bệnh nhân bị đứt gân gót chân thường trong khoảng 40 – 50 tuổi.
  • Giới tính: Tỷ lệ đứt gân gót chân xảy ra ở nam giới cao gấp 5 lần so với nữ giới.
  • Thể thao: Đứt gân gót chân xảy ra thường xuyên trong các môn thể thao liên quan tới chạy, nhảy, đá bóng, bóng rổ và tennis.
  • Tiêm Steroid: Nhiều bác sĩ đôi khi tiêm Steriod vào khớp mắt cá chân để giảm đau và viêm. Tuy nhiên, thuốc này có thể làm suy yếu các gân xung quanh đó và dẫn đến đứt gân gót chân.
  • Một số thuốc kháng sinh: Kháng sinh Fluoroquinolone, như Ciprofloxacin (Cipro) hoặc Levofloxacin (Levaquin), tăng nguy cơ đứt gân gót chân.

Chẩn đoán đứt gân gót chân

Bệnh đứt gân gót chân có nhiều phương pháp để chẩn đoán, bao gồm kiểm tra tiền sử bệnh án, sức khỏe, và xét nghiệm Thompson.

Điều trị đứt gân gót chân

Gân bị đứt thỉnh thoảng được điều trị bằng cách bó bột nhưng đa số là dùng cách phẫu thuật thông thường. Sau khi phẫu thuật, chân được cố định bằng cách bó bột ở các vị trí khác nhau. Nếu những đoạn cuối của gân có thể tự lành lại mà không cần phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị bó bột trong 10 - 12 tuần với 2 lần thay bột. Mặc dù sự hồi phục diễn ra chậm và có thể kéo dài đến 6 tháng nhưng nếu kết hợp với tập luyện và liệu pháp trị liệu vật lý, hầu hết người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đứt gân gót chân?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của đứt gót chân:

  • Bảo vệ phần bó bột, không để va đập hoặc biến dạng cho đến khi được bác sĩ gỡ bỏ bột. Dùng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định.
  • Nếu bạn bị đứt một phần, bạn phải làm theo chính xác quá trình phục hồi. Bạn có thể bị đứt gân hoàn toàn nếu gân bị chèn ép quá nhiều.
  • Gọi bác sĩ nếu bạn làm hư phần bó bột hoặc có vết thương khác.
  • Gọi bác sĩ nếu cơn đau ở bắp chân gia tăng, không thể nhón chân khi đi lại.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 18-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    U xương ác tính là một loại ung thư xương thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nó thường bắt đầu trong xương ống chân (hoặc xương đùi hoặc xương chày) gần đầu gối hoặc xương cánh tay gần vai. U xương ác tính có thể di căn (lan truyền) đến các bộ
  • 28-05-2018
    Nhiễm khuẩn Clostridium difficile (còn gọi là C-Difficile hay C.diff) gây ra nhiều bệnh đường ruột với mức độ nghiêm trọng từ tiêu chảy nhẹ đến viêm ruột gây tử vong. Nhiễm trùng ruột thường xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh và là một trong các bệnh
  • 28-05-2018
    Túi thừa Meckel là bệnh bẩm sinh xảy ra khi có túi nhỏ phình ra ngoài thành ruột non. Túi nhỏ này thường dài từ 2,5 đến 5cm. Túi thừa có thể được tạo nên từ mô giống với mô của dạ dày hoặc tụy. Nếu mô này là mô giống với dạ dày, chúng sẽ tạo axit dạ
  • 05-07-2018
    Mụn cóc mọc ở lòng bàn chân là một nhiễm trùng da do virus HPV gây ra. Mụn cóc này mọc phổ biến ở mặt lòng bàn chân của bạn. Khoảng 10% ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc bệnh này.
  • 28-05-2018
    Cứng khớp vai là vai bị cứng, đau và bị giới hạn tầm vận động. Không gian bên trong khớp vai dần nhỏ hơn. Bạn có thể mất vài tháng đến nhiều năm để cải thiện bệnh cứng khớp vai của mình.nCứng khớp vai phát triển theo các giai đoạn:
  • 13-05-2022

    Hẹp eo động mạch chủ và đứt đoạn cung động mạch chủ là hai bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm. Bệnh nhân cần được phẫu thuật hoặc sử dụng các thủ thuật khác để điều trị.