Chảy máu mũi ở trẻ em

Mặc dù nhìn có vẻ đáng sợ, tình trạng chảy máu mũi (chảy máu cam) xảy ra ở trẻ em khá thường xuyên và thường không nghiêm trọng. Tại Việt Nam chưa có thống kê về tình trạng này, tại Hoa Kỳ thì 60-70% dân số ít nhất một lần trong đời bị chảy máu mũi,

Khi trẻ bị chảy máu mũi, bạn cần làm gì?

Lau sạch cửa mũi trước hai bên.
Cho trẻ ngồi, đầu hơi nghiêng về trước. Dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn (ngay dưới phần xương mũi) phía bên chảy máu trong ít nhất 10 phút, điểm mạch sẽ tự ngưng chảy.
Dặn trẻ không nuốt máu vào trong vì hậu quả sẽ gây nôn ói. Nếu máu chảy xuống họng bạn cho trẻ nằm nghiêng và dùng lưỡi lùa máu ra mỗi 2-3 phút.

Những điều không nên làm khi trẻ bị chảy máu mũi

  • Không bắt trẻ ngửa đầu hay nằm xuống khi bị chảy máu cam.
  • Không cho trẻ hỉ mũi mạnh sau đó vài giờ.
  • Không nên ngửa đầu khi trẻ bị chảy máu mũi

Phòng ngừa trẻ bị chảy máu mũi

Để ngăn ngừa khô niêm mạc mũi, bạn có thể dùng nước muối sinh lý dạng xịt hoặc nhỏ giọt (hoặc cũng có thể dùng vaseline thoa bờ trong cánh mũi), đồng thời ở những nơi có khí hậu khô, có thể làm ẩm phòng ngủ của trẻ bằng máy làm ẩm.
Không cho trẻ móc mũi, thường xuyên kiểm tra và cắt móng tay cho trẻ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trẻ bị chảy máu mũi nên cho trẻ đến khám bác sĩ nếu
  • Trẻ thường xuyên chảy máu mũi
  • Máu vẫn chảy sau khi đè ép mũi 7-10 phút, đã thực hiện 2-3 lần.
  • Trẻ hoa mắt, chóng mặt.
  • Khạc hoặc nôn ra máu hay khó thở.
  • Phát ban hoặc kèm sốt trên 38,50C.
  • Nghi ngờ trẻ nhét vật gì vào mũi
  • Trẻ dễ bị bầm hoặc chảy máu nhiều dù chỉ bị những vế thương nhỏ
  • Gần đây trẻ có sử dụng một loại thuốc mới
  • Là hậu quả của một chấn thương đầu hoặc té ngã

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Thuật ngữ ‘Parkinson’ đề cập đến những vấn đề liên quan đến vận động cơ không chủ ý của cơ thể. Parkinson thứ phát - hay còn gọi là hội chứng Parkinson, có các triệu chứng và diễn tiến bệnh tương tự như bệnh Parkinson.
  • 28-05-2018
    Sưng bìu tinh hoàn là sự phình lên của túi bìu, do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể gây ra bởi sự tích tụ của dịch lỏng, viêm, hoặc một sự tăng trưởng bất thường trong bìu. Bìu là lớp da bao bọc xung quanh tinh hoàn, là nơi
  • 28-05-2018
    Viêm phổi vi khuẩn hay còn gọi là nhiễm trùng phổi. Đây là bệnh nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn thâm nhập vào phổi thông qua đường hô hấp hoặc qua đường máu. Thông thường bệnh viêm phổi vi khuẩn thường nhẹ, nhưng trong một số trường hợp
  • 28-05-2018
    Thai trứng là một khối u lành tính phát triển trong tử cung. Nguyên nhân của thai trứng là do trứng được thụ tinh và phát triển một cách bất thường. Mặc dù thai trứng không phải là một bào thai thật sự nhưng nó vẫn gây ra các triệu chứng giống như thai
  • 28-05-2018
    U hạt bẹn là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs). Bệnh thường gây tổn thương cho các cơ quan sinh dục, bẹn và vùng háng. Đây là bệnh phổ biến ở những vùng nhiệt đới và những nước đang phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơ quan sinh
  • 28-05-2018
    Dị ứng là bệnh thường gặp, xảy ra quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi.