Nhận diện những người có nguy cơ cao về hành vi tự tử

Tự tử được hiểu như là một rối loạn đa chiều, gây ra bởi một sự tương tác phức tạp của các yếu tố sinh học, di truyền, tâm lý, xã hội và môi trường. Những người có ý định tự tử thường có một hoặc các hiểu hiện phổ biến sau: 

Tự tử được hiểu như là một rối loạn đa chiều, gây ra bởi một sự tương tác phức tạp của các yếu tố sinh học, di truyền, tâm lý, xã hội và môi trường. Bản thân nó không phải là một bệnh, cũng không nhất thiết là biểu hiện của một bệnh, nhưng rối loạn tâm thần là yếu tố chính liên quan đến tự tử.

Nhận diện những người có nguy cơ cao về hành vi tự tử
Nhận diện những người có nguy cơ cao về hành vi tự tử (Ảnh minh họa)

Các dấu hiệu nhận biết 

Những người có các biểu hiện sau đây được coi là có nguy cơ cao:

  • Từng có mưu toan tự tử trước đó.
  • Nói về tự tử, chẳng hạn như: "Tôi sẽ giết bản thân mình", "Tôi ước gì tôi đã chết" hay "Tôi ước tôi đã không được sinh ra"… những câu nói phủ nhận và vô trách nhiệm với bản thân.
  • Các rối loạn tâm thần đặc biệt là trầm cảm.
  • Bệnh cơ thể (Ung thư giai đoạn cuối, đau đớn hoặc tàn phế, AIDS...).
  • Tiền sử gia đình có tự tử, nghiện rượu, ma túy và/hoặc các rối loạn tâm thần khác. Hoặc bản thân đột nhiên có hành động tăng cường sử dụng rượu hoặc ma túy.
  • Tình trạng li hôn, li dị, góa bụa hoặc độc thân.
  • Đột nhiên nói những lời tạm biệt với mọi người như thể họ sẽ không được nhìn thấy mình thêm một lần nữa.
  • Sống một mình (cách ly xã hội) hoặc chủ động rút khỏi liên hệ với xã hội và muốn ở lại một mình.
  • Thường xuyên có tính khí thất thường, như là thể hiện mãnh liệt tình cảm trong một ngày nhưng những ngày sau đó thì vô cùng chán nản, thờ ơ.
  • Thất nghiệp hoặc về hưu.
  • Tiền sử phải chịu tang tóc trong thời nhỏ.

Nếu người bệnh đang điều trị rối loạn tâm thần, nguy cơ cao hơn trong những người:

  • Vừa mới được xuất viện.
  • Có mưu toan tự tử trước đó nhưng bất thành.

Các “sang chấn cuộc đời” mới đây góp phần vào tăng nguy cơ tự tử gồm có:

  • Ly thân;
  • Tang tóc;
  • Xáo trộn gia đình;
  • Thay đổi trong tình trạng nghề nghiệp hoặc tài chính;
  • Bị từ bỏ (chối bỏ) bởi một người có ý nghĩa quan trọng;
  • Cảm giác xấu hổ và bị đe dọa về sự phát hiện tội lỗi;
  • Sức ép của dư luận, đám đông về một sự thất bại và gian dối theo quan điểm đa số.

Những nguyên nhân chính của tự sát 

1. Bệnh tâm thần:

1.1. Rối loạn trầm cảm: Cao nhất ở ba năm đầu sau khi xác định bệnh (25% ca tử vong). Những ý tưởng chết chóc và tự sát hay gặp nhất trong khi mưu toan tự sát ít gặp hơn. Nguy cơ tự sát trong rối loạn trầm cảm tăng cao trong:
- Trầm cảm kèm theo lo âu (trầm cảm kích động) với mất ngủ nặng nề.
- Trầm cảm có thêm triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác.
- Người cao tuổi, nam giới.
- Nhân cách lệ thuộc người xung quanh hoặc kèm theo bệnh cơ thể nặng, hoặc lệ thuộc rượu.
- Hạn chế giao tiếp xã hội như sống một mình (độc thân, ly hôn), không nghề nghiệp (thất nghiệp, hưu trí).
- Trong quá khứ đã từng có mưu toan tự sát

1.2. Tâm thần phân liệt và rối loạn hoang tưởng cấp: 
- Xuất hiện dưới hình thức xung động và không nguyên cớ.
- Do hoang tưởng và ảo giác chi phối (ảo thanh ra lệnh, hoang tưởng bị chi phối, …)
- Thường gặp khi kèm theo rối loạn trầm cảm ở lúc khởi đầu bệnh, hoặc giai đoạn bệnh tiến triển cũng như giai đoạn thiếu sót.

1.3. Rối loạn hoang tưởng trường diễn:
- Nguy cơ tự sát ít gặp, có thể do ảo giác sai khiến, hoang tưởng bị thiệt thòi quyền lợi, hoang tưởng được yêu.

1.4. Rối loạn loạn thần kinh:
- Trong loạn thần kinh ám ảnh, người bệnh hay bị ám ảnh bởi những ý tưởng tự sát nhưng rất hiếm khi chuyển thành hành động.
- Ngược lại trong rối loạn phân ly (Hysteria) với tình trạng gia tăng biểu lộ cảm xúc quá mức đôi khi dẫn đến mưu toan tự sát.

1.5. Rối loạn tâm thần thực tổn:
- Trong sảng, sa sút tâm thần nguy cơ tự sát rất hiếm, có thể do tai nạn vì rối loạn ý thức, mất khả năng định hướng, mất khả năng tự kiểm soát đưa tới hành vi nguy hiểm.
- Có thể gặp trong trầm cảm khởi đầu của suy giảm hoạt động nhận thức.

1.6. Nghiện rượu và ma túy:
- Mưu toan tự sát thực sự hay gặp ở nhóm lệ thuộc ma túy.
- Ngoài ra cũng lưu ý những trường hợp được coi tương đương với tự sát như tự hủy hoại dần dần với rượu và ma túy cũng như hành vi tự sát như sử dụng quá liều ma túy trong khi động cơ tự sát thường không rõ ràng.

1.7. Rối loạn hành vi ăn uống:
- Mưu toan tự sát và tự sát thường hay gặp ở thanh thiếu niên có rối loạn hành vi ăn uống (25%). Đặc biệt ở những người chán ăn có những cơn ăn nhiều và những người ăn nhiều kèm theo hành vi tự gây ra nôn ói.

1.8. Rối loạn nhân cách:
- Thường gặp ở những người không chịu đựng đươc sự ngược đãi, không có khả năng trì hoãn phản ứng cảm xúc, hay có khuynh hướng xung động hay vi phạm các luật lệ và đòi hỏi giải quyết ngay các khó khăn gặp phải.
- Ngoài ra ở thanh thiếu niên cũng hay gặp những cá nhân thích có các hành vi nguy hiểm như chơi các môn thể thao nguy hiểm.

2. Tự sát và các nguyên nhân xã hội:

  • Sự ngược đãi: Thường bị che dấu, phủ nhận, hay xảy ra ở thanh thiếu niên. Sự ngược đãi này có thể gây tổn thương cơ thể, lạm dụng tình dục, hay gây chấn thương tâm lý. Đây là một yếu tố nguy cơ quan trọng của tự sát. Lúc nhỏ bị ngược đãi, lớn lên bị nguy cơ tự sát gấp 3 lần.
  • Yếu tố gia đình: Cha mẹ bị bệnh tâm thần, xung đột gia đình thường xuyên, ly dị, mất người thân.
  • Yếu tố học tập và nghề nghiệp: Thất bại trong học tập và nghề nghiệp.
  • Yếu tố bệnh tật: Bệnh cơ thể nặng, nhiễm HIV.
  • Yếu tố quan hệ yêu đương: Chia tay, có thai, phá thai.

3. Tự sát và các nguyên nhân sinh học:

Ở các bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát xung động, các tác giả ghi nhận sự giảm nồng độ chất chuyển hoá của Serotonine (Acide 5-hydroxyindolacétique-5 HIAA) trong dịch não tuỷ. Một số nghiên cứu khác ghi nhận sự giảm nồng độ chất chuyển hoá của Dopamine (Acide homovanillique) trong dịch não tuỷ của người tự sát.

Hãy nhớ điều này: “Bạn trông có vẻ rất buồn, có thể cho tôi biết điều gì đang diễn ra không?” Là một câu hỏi, lời đề nghị rất hữu ích.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phòng ngừa tự sát

Theo BS Phan Văn Mạnh

- 05-03-2019 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn giao tiếp xã hội được biểu hiện thông qua những trở ngại trong việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ xã hội (còn được gọi là giao tiếp thực dụng). Một đứa trẻ hay thiếu niên bị rối loạn này sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy tắc giao tiếp xã hội thông thường (bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể), tuân theo các quy tắc chung khi kể chuyện hoặc đối thoại (người này nói xong đến lượt người kia nói), đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc thay đổi ngôn ngữ để phù hợp với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của người nghe.

  • Chữa lành vết thương tâm lý cũng quan trọng như vết thương trên thân thể vậy. Đừng coi thường bất kỳ vết thương nào, vết thương tâm lý cũng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.

  • Những người có ý định tự tử có thể không tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng điều đó không có nghĩa sự giúp đỡ là không cần thiết... Hầu hết những người tự tử thường không muốn chết – họ chỉ muốn ngừng nỗi đau đớn này lại thôi. Tổ chức y tế thế giới WHO ước tính hằng năm có khoảng một triệu người chết vì tự tử. Đâu là nguyên nhân khiến những người nọ tự kết liễu đời mình? Đối với những người chưa từng trải qua trầm cảm hay tuyệt vọng thì rất khó để họ hiểu được điều này. Nhưng khi một người có xu hướng muốn chết, có nghĩa là họ đang rất đau đớn đến mức chẳng thể nhìn thấy con đường nào khác.

  • Thị dâm là một hội chứng lệch lạc tình dục, bao gồm khẩu dâm (thích đề cập, thích nói chuyện tình dục cho người khác nghe), thính dâm (thích nghe, rình mò, lén nghe người khác tán tỉnh nhau), ngoài ra còn có nhiều loại khác như ý dâm, ác dâm, khổ dâm... Người mắc chứng thị dâm là người chỉ cảm thấy thỏa mãn tình dục hoặc chỉ đạt được cực khoái khi nhìn thấy đối tượng đang khỏa thân, đang âu yếm hay làm tình... Những người này thích nhìn trộm và chỉ có thể đạt được kích thích tình dục qua hành vi nhìn trộm.

  • Lo kết quả một kì thi. Lo công việc hiện tại chưa hoàn tất. Lo về sức khỏe dạo này không tốt. Lo khi chưa biết rõ con đường tương lai của mình sẽ ra sao… biết bao những mối lo thường trực đó, dù chúng ta đã tự nhủ rằng lo lắng cũng vô ích, nhưng rõ ràng là trong lòng chúng ta vẫn chưa thể gỡ bỏ được mối bận tâm rất dai dẳng.

  • Rối loạn nhân cách ái kỷ (hay còn gọi là bệnh ái kỷ hoặc chứng yêu bản thân thái quá) là bệnh lý tâm thần hiếm gặp. Người bệnh chỉ quan tâm đến bản thân, tầm quan trọng của mình bị thổi phồng lên, muốn người khác ngưỡng mộ và tôn trọng mình nhưng lại thiếu đồng cảm với người khác. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời.